| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng lớn đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ Ba 07/01/2020 , 09:20 (GMT+7)

Vụ đông xuân 2019 – 2020, Dự án cánh đồng lớn đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó kịp thời biến đổi khí hậu tiếp tục được thực hiện tại Tân Thuận, Vĩnh Thuận (Kiên Giang).

10-40-51_img_20191230_103307
Bà con cùng tham quan lúa của gia đình ông Trần Minh An, ấp Lò Rèn, xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận.

Để giúp nông dân trồng lúa tiếp cận tốt quy trình kỹ thuật canh tác lúa "1 phải, 5 giảm" và sản xuất tập trung, tạo vùng nguyên liệu lớn theo hướng hàng hóa, vụ đông xuân 2019 – 2020, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thuận phối hợp với UBND xã Tân Thuận tiếp tục thực hiện dự án với diện tích 110 ha, 43 hộ tham gia.

Mục tiêu nhằm hướng dẫn nông dân tiếp cận, ứng dụng tốt kỹ thuật canh tác lúa "1 phải, 5 giảm" vào sản xuất. Xây dựng cánh đồng lớn đạt tiêu chuẩn về quy mô, ứng dụng kỹ thuật đồng bộ, hình thành vùng sản xuất lúa tập trung, diện tích lớn, sản lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tạo mối liên kết 4 nhà, tăng giá trị nông sản, giảm giá thành sản xuất.

Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ lúa giống, vật tư. Vụ đông xuân 2019-2020, cánh đồng gieo sạ đồng loạt, tập trung, ngày gieo sạ từ 26/9 đến 02/10/2019, sử dụng cùng một loại giống xác nhận là OM 5451, mật độ gieo sạ 80 kg/ha, bón phân theo quy trình "1 phải, 5 giảm". Qua đó, người dân đã cơ bản nắm được cách bón phân, biết thời điểm bón phân theo giai đoạn sinh trưởng cây lúa.

Vụ đông xuân 2019-2020, giai đoạn mạ đến đẻ nhánh có xuất hiện bệnh đạo ôn, ảnh hưởng đến phát triển của cây lúa, nên bà con phun xịt thuốc từ 2- 3 cữ, giai đoạn trổ do thiếu nước, bà con phun thuốc dưỡng 2 lần.

Gieo sạ thưa giúp giảm các chi phí đầu tư, tổng chi phí đầu tư trong mô hình là 15.776.000 đồng/ha, thấp hơn so với đối chứng bên ngoài là 1.238.000 đồng/ha, lợi nhuận trong mô hình 19.045.000 đồng/ha cao hơn đối chứng là 1.629.000 đồng, năng suất trung bình 6.3 tấn /ha, so với đối chứng cao hơn 0,04 tấn/ha.

Tạo vùng nguyên liệu lúa với sản lượng lớn nhằm hướng tới vùng nguyên liệu sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, phát huy thế mạnh liên kết 4 nhà, hướng việc sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đã tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn.

  • Tags:
Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.