| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng sinh thái nhìn từ An Giang

Thứ Sáu 02/09/2016 , 09:01 (GMT+7)

Th.S Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang (ảnh) là một trong những độc giả thường xuyên của Báo NNVN. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Văn phòng đại diện Báo NNVN tại ĐBSCL, xin giới thiệu bài viết của ông về cánh đồng sinh thái.

Th.S Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang (ảnh) là một trong những độc giả thường xuyên của Báo NNVN. Đồng thời là người khởi xướng ý tưởng mở chuyên mục Cánh đồng lớn (CĐL) và Công nghệ sinh thái (CNST) ra hàng tuần liên tục nhiều năm qua.

10-40-43_ong-nguyen-huu-n-chi-cuc-truong-chi-cuc-bvtv-n-ging

 

Thực tế hiện nay CĐL và CNST là việc phải làm và đã có kế hoạch thực hiện, nhân rộng qua từng năm. Các tiêu chí đặt ra rất rõ, do vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành, bà con nông dân cùng nhau thực hiện nhằm đạt thắng lợi vì mục tiêu xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, hiệu quả, tiến tới phát triển nông nghiệp bền vững gắn với lợi ích thiết thực của bà con nông dân. Mỗi địa phương có nhiều cách vận dụng sáng tạo riêng, có những cách liên kết SX, tiêu thụ phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi vùng, miền.

Chính đặc điểm đó, chuyên mục Cánh đồng lớn, Công nghệ sinh thái của Báo NNVN đã phát huy được tác dụng kết nối, chỉ dẫn và đúc kết được nhiều mô hình hay, có tính phổ quát chung, để các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, địa phương cùng thực hiện.

Thông tin từ Báo NNVN cũng đã chuyển tải được những ý kiến góp ý của các nhà quản lý, các nhà khoa học, cũng như đề xuất những giải pháp mang tính khả thi, nhất là liên kết 4 nhà. Nhiều bà con nông dân cho biết nhờ các thông tin chuyên mục này, việc SX theo chuỗi giá trị đã được làm rõ hơn, các tiêu chí xác định cụ thể và sự kết nối DN với nông dân được điều chỉnh một cách hài hòa giữa các bên. Cuối cùng là xác định các bước tiến hành hợp tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi, 2 bên cùng chia sẻ rủi ro (nếu có).

Chuyên mục Cánh đồng lớn, Công nghệ sinh thái trên Báo NNVN đã tạo được diễn đàn để chuyển tải thông tin về cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt…

10-40-43_nh-1-2-cnh-dong-sx-lu-globl-gp-cu-cty-tn-thnh-ti-huyen-tri-ton-n-ging-1
Cánh đồng sinh thái SX lúa GlobalGAP của Cty Tân Thành tại An Giang

 

Tuy nhiên, để chuyên mục này mang tính định hướng, tốt nhất cần đi sâu vào những mô hình của các DN đang thực hiện rất có hiệu quả và khả năng sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Cần có những bài viết có nhiều thông tin thời sự hấp dẫn hơn, dẫn chứng sinh động hơn những việc làm liên kết “4 nhà”, việc áp dụng những tiến bộ KHKT mà ngành nông nghiệp đã phát động, giá trị sản phẩm của DN đạt chất lượng, giá trị sản phẩm được công nhận.

Mặt khác nên chú ý đến đối tượng nông dân trong CĐL, nông dân cần phải thấy những hướng dẫn nào hay để họ áp dụng, những nông dân điển hình nào làm hay để học hỏi. Các HTX nào làm ăn hiệu quả, các dịch vụ của HTX nào có khả năng thực hiện mang lại lợi ích thiết thực và chỉ rõ những khiếm khuyết bấy lâu nay còn vướng mắc.

Trang thông tin về xuất khẩu gạo còn ít, thiếu tính phân tích tình hình thế giới, cần có định hướng cho độc giả hình dung diễn biến nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, những giải pháp mang tính đột phá.

Báo NNVN hiện nay phần lớn chỉ tập trung vào cung cấp thông tin về SX ở miền Bắc, thông tin miền Nam còn hạn chế. Do vậy trong thời gian tới cần liên hệ với cơ quan chuyên môn và DN và nông dân về cung cấp thông tin liên quan như: Đánh giá lại hiệu quả SX từ các mô hình SX rau quả an toàn hoặc theo tiêu chuẩn GAP. Mô hình SX rau an toàn theo GAP: thuận lợi, khó khăn như thế nào? Vai trò của HTX hiện nay như thế nào và cần thay đổi ra sao? Thuận lợi hay khó khăn mô hình liên kết SX, mặt nào cần phát huy, cần khắc phục.

Thông tin giá cả thị trường, cần dự báo trước thời vụ những thị trường nào cần loại cây, con gì? Tại sao? Và thời gian nào? Thông tin về chính sách trong nông nghiệp và đánh giá việc triển khai chính sách ở các tỉnh? Tỉnh nào làm hay? Tại sao? Và sau cùng là tạo cơ chế đưa Báo NNVN về nông thôn để nông dân xem (thông qua CLB nông dân của Hội Nông dân tỉnh).

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.