| Hotline: 0983.970.780

Cảnh sát môi trường cần xem xét ô nhiễm tại trại lợn Đông Hòa

Thứ Ba 27/08/2024 , 18:56 (GMT+7)

Thái Bình Bị kiểm tra và xử phạt hành chính, trại lợn Đông Hòa (Đông Hưng) vẫn xả thải gây ô nhiễm khiến người dân phản đối, yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật...

Trang trại tổng hợp Đông Hòa (thuộc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Đông Á) tại xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Trang trại tổng hợp Đông Hòa (thuộc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Đông Á) tại xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Trang trại tổng hợp Đông Hòa (thuộc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Đông Á) tại xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, đã gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư địa phương do tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài trong nhiều năm. Mặc dù bị kiểm tra và xử phạt hành chính nhiều lần, nhưng tình trạng xả thải và xử lý môi trường vẫn chưa được giải quyết triệt để, khiến người dân phản ứng gay gắt, yêu cầu dừng hoạt động vì cho rằng hoạt động của trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Bức xúc trước tình trạng diễn ra từ lâu nhưng chưa được giải quyết, xử lý kịp thời, vào ngày 23/8, hàng chục người dân đại diện cho nhiều hộ dân trong khu vực đã tập trung cùng nhau vượt hàng chục km kêu cứu đến các cơ quan chức năng như Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh Thái Bình, đồng thời phản đối về tình trạng ô nhiễm và hoạt động của trang trại nuôi lợn của Công ty CP Thương mại Dịch vụ Đông Á.

Ghi nhận thực tế tại khu vực Trang trại tổng hợp Đông Hòa nhận thấy, vị trí trang trại nằm ngay gần đê tả Trà Lý, cạnh sông Trà Lý, cạnh bờ sông nơi có rãnh nước thải được cho là dẫn từ bên trong trang trại thải ra, sau đó thoát ra sông Trà Lý qua cửa cống 39 trên đê tả Trà Lý; xung quanh trang trại là diện tích đất trồng lúa của người dân và kênh, mương tưới tiêu phục vụ cho phát triển nông nghiệp.

Trang trại tổng hợp Đông Hoà liên tục bị kiểm tra, xử phạt về môi trường.

Trang trại tổng hợp Đông Hoà liên tục bị kiểm tra, xử phạt về môi trường.

Theo người dân địa phương cho biết, trang trại này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong hơn một thập kỷ qua. Dù người dân đã nhiều lần kiến nghị, nhưng tình trạng vẫn không được giải quyết, và mùi hôi thối cùng nước thải vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Thấy sự có mặt của PV cùng các thiết bị tác nghiệp, nhiều người dân làm đồng cạnh Trang trại tổng hợp Đông Hòa cho biết: Chúng tôi yêu cầu, đề nghị cơ quan chức năng đóng cửa, dừng hoạt động trang trại này cũng có lý do cả, không đâu chúng tôi kiến nghị và phản đối làm gì. Cực chẳng đã mới phải như thế. Trại nuôi đến mấy nghìn đầu lợn, mùi phân hôi thối phát ra gió hướng nào thì dân cuối gió phải chịu đủ, còn nước thải thì không biết họ có xử lý hay không nhưng khi thải ra sông vẫn cứ đen ngòm. Cách đây mấy trăm mét có nhà máy nước sạch lấy nước sông Trà Lý làm nước đầu vào, vậy mà trang trại cứ xả thải như thế cả chục năm trời, nước sạch thì cung cấp cho dân 5 - 7 xã quanh đây, thử hỏi liệu có sạch hay không?

Khu vực xử lý nước thải tại Trang trại tổng hợp Đông Hòa.

Khu vực xử lý nước thải tại Trang trại tổng hợp Đông Hòa.

Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã liên hệ làm việc với ông Nguyễn Xuân Thanh, Chủ tịch UBND xã Đông Á (Đông Hưng, Thái Bình) và được cho biết: Trang trại tổng hợp Đông Hòa nằm tại thôn Đông Hòa thuộc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Đông Á. Trang trại được thành lập từ năm 2009 và bắt đầu hoạt động từ năm 2011 với quy mô lớn. Đây là một trong những trang trại lớn nhất của tỉnh Thái Bình. Mặc dù trang trại được đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh.

"Mới đây, UBND xã cũng nhận được thông tin phản ánh của người dân về việc trang trại tổng hợp Đông Hòa hoạt động, xả thải ra sông và kênh, mương tưới tiêu phục vụ nông nghiệp của người dân gây ảnh hưởng đến nguồn nước và không khí. Hiện tại đang chờ kết luận từ cơ quan chức năng, trực tiếp là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, còn đối với UBND xã không có chức năng, thẩm quyền để xử lý sự việc", Chủ tịch UBND xã Đông Á - Nguyễn Xuân Thanh cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Thanh, Chủ tịch UBND xã Đông Á (Đông Hưng, Thái Bình).

Ông Nguyễn Xuân Thanh, Chủ tịch UBND xã Đông Á (Đông Hưng, Thái Bình).

Cũng theo lãnh đạo UBND xã Đông Á, trang trại này cũng đã bị kiểm tra và xử phạt hành chính nhiều lần. Đáng chú ý, năm 2023, UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định xử phạt đối với Công ty CP Thương mại Dịch vụ Đông Á hơn 220 triệu đồng do xả thải gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, về tài liệu hồ sơ liên quan thì xã không quản lý.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Lê Thanh Yên - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: “Việc một khối lượng lớn nước thải chăn nuôi bị tồn ứ do không được xử lý và lưu thoát nhiều ngày, trước hết đang là thách thức đối với an toàn vệ sinh về môi trường sống trong khu vực về nguồn nước và không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến dân sinh. Từ góc độ kinh tế, nước thải đang đe dọa trực tiếp đến an toàn của đàn lợn đang được nuôi dưỡng trong trại với những điều kiện kỹ thuật phức tạp.

Nó đặt ra vấn đề cấp bách, là phải xử lý hợp lý đối với lượng nước thải dồn ứ này, khi mức độ dồn ứ và ô nhiễm ngày càng tăng do việc chăn nuôi vẫn đang tiếp tục được duy trì. Để đó thì không được, xả ra môi trường thì phạm luật.

Tôi cho rằng các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình cần thực hiện ngay sự giám sát chặt chẽ đối với vụ việc, ngăn chặn việc xả thải trái phép ra môi trường xung quanh, đồng thời hỗ trợ cho Chủ trang trại các giải pháp kỹ thuật để xử lý nguồn nước thải ô nhiểm đang bị dồn ứ.

Tôi cũng muốn khuyến cáo với Chủ trang trại, rằng hành vi tự ý xả thải ra môi trường mà không được sự cho phép của các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cùng với các giải pháp kỹ thuật phù hợp để xử lý ô nhiễm, sẽ rất có thể là hành vi phạm tội về “gây ô nhiểm môi trường” theo Điều 253 BLHS hiện hành”.

Được biết, Công ty CP Thương mại Dịch vụ Đông Á có địa chỉ trụ sở chính tại số 130 phố Lê Lợi, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Người đại diện pháp luật là ông Nhâm Xuân Tiến giữ vai trò Giám đốc Công ty.

Liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra tại trang trại lợn khiến người dân bất bình, búc xúc tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - Đỗ Minh Tuấn nêu vụ việc dự án chăn nuôi lợn của Công ty Cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri-Vina (đóng trên địa bàn xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh) được chấp thuận chủ trương từ mấy năm trước, vừa qua đã hoàn thành, đưa vào chăn nuôi. Nhưng quá trình chăn nuôi có ảnh hưởng đến môi trường, người dân có kiến nghị, tỉnh cũng đã cử vài đoàn lên nắm tình hình và có chỉ đạo. Tuy nhiên, xử lý chưa kịp thời, dứt điểm, để người dân có những bức xúc.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng để xảy ra việc này, trách nhiệm trước hết là nhà đầu tư. Vì khi triển khai dự án, nhà đầu tư có cam kết không gây ảnh hưởng đến môi trường. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cũng thừa nhận để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường tại trang trại lợn, có một phần trách nhiệm thuộc về ủy ban tỉnh và cơ quan tham mưu đã không quản lý sát sao, chặt chẽ.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các ngành chức năng và địa phương cần có biện pháp quyết liệt, đồng thời dừng ngay việc chăn nuôi lợn tại trang trại. "Dừng đến khi nào không còn ô nhiễm mới cho nuôi trở lại, còn không sẽ cho chấm dứt vĩnh viễn", ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.