| Hotline: 0983.970.780

Canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vùng phèn mặn

Thứ Sáu 08/11/2019 , 06:50 (GMT+7)

Vụ Hè Thu 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp cùng huyện Hòn Đất và Gò Quao thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu.

Điểm trình diễn thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2019, xuống giống đúng lịch thời vụ, tập trung từ ngày 8 - 12/6/2019 (6- 10/5 âm lịch).

Diện tích 2 cánh đồng: 234,7 ha (Hòn Đất 102 ha, Gò Quao 132,7 ha). Vụ HT 2019 thực hiện 47,7 ha với 13 hộ nông dân tham gia.

Giống lúa sử dụng: OM 2517 (Gò Quao) và DS 1 (Hòn Đất), cấp xác nhận.

Mật độ gieo sạ: 70 kg/ha (Hòn Đất) và Gò Quao 120 kg/ha.

Cày ải phơi đất 2 tháng, độ sâu cày 15 - 20 cm; Đợi mưa xuống làm đất bằng phẳng, tạo mương rãnh 6 m.

Xử lý hạt giống bằng nước muối 15% trước khi ngâm ủ.

Áp dụng mật độ sạ thưa lượng giống 70 - 120kg/ha.

Quản lý nước bằng ống cảm biến khô xen kẽ.

Khuyến cáo áp dụng công thức Đầu trâu mặn phèn: 50 - 80 kg; Đầu trâu TE A1: 150 - 170 kg; Đầu trâu TE A2: 120 - 160 kg tương đương lượng nguyên chất (55 - 67 kg N; 32,8 - 41,4 kg P2O5; 36,9 - 47 kg K2O).

Chia ra làm 4 lần bón:

- Lót : Đầu trâu mặn phèn 50 - 80 kg.

- Thúc lần 1: 7 - 10 ngày sau sạ: Đầu trâu TE-A1: 100 kg.

- Thúc lần 2: 18 - 22 ngày sau sạ: Đầu trâu TE-A1: 50 - 70 kg.

- Thúc lần 3 đón đòng: Đầu trâu TE-A2: 120 - 160 kg.

Nông dân áp dụng cơ bản đạt yêu cầu các khâu kỹ thuật đã được hướng dẫn.

Thời vụ xuống giống thích hợp: Đúng lịch ngành nông nghiệp khuyến cáo

Làm đất, vệ sinh đồng ruộng: Sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân 2018-2019 nông dân trong đã chủ động cày xới, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng.

Sạ thưa với mật độ thích hợp: Nông dân đã thực hiện theo quy trình sạ thưa với mật độ 70 - 120 kg/ha lúa giống cấp xác nhận tỷ lệ nảy mầm tốt.

Quản lý cỏ sớm: Xử lý cỏ bằng thuốc cỏ tiền nẩy mầm, sau sạ 1-2 ngày, 8-12 ngày sau sạ kiểm tra phun dặm những nơi cỏ còn sót bằng các loại thuốc hậu nẩy mầm. Kết hợp xịt thuốc với giữ nước đầu vụ để ém cỏ đã cho kết tương đối tốt.

Quản lý nước: Nông dân thực hiện khá tốt biện pháp quản lý nước trên điện thoại thông minh nhờ các trạm theo dõi nước tự động trên ruộng: Trước khi sạ nông dân bón lót phân Đầu trâu mặn phèn. Sau sạ 5-7 ngày đưa nước vào ruộng, giữ mực nước 3-5 cm bón phân đợt 1 phân Đầu Trâu TE-A1, tới 20 ngày bón phân đợt 2 Đầu Trâu TE-A1, khống chế cỏ, dặm lúa.

Sau khi bón phân đợt 2 khoảng 4-5 ngày khai nước ra sau đó đưa nước mới vào để nước rút tự nhiên, khi ruộng khô nứt chân chim mới đưa nước vào ruộng, khi lúa có tim đèn thì đưa nước vào ruộng bón phân đợt 3 phân Đầu Trâu TE-A2 (bón khi lúa có tim đèn), sau đó tiếp tục quản lý nước khô ướt xen kẽ, giúp rễ lúa ăn sâu, cây lúa cứng, khoẻ, tăng khả năng kháng chịu sâu bệnh, chống đổ ngã.

Áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với BĐKH có chi phí thấp hơn so với đối chứng 3,063,000 đồng/ha, giá thành bình quân 2.397 đồng/kg và giảm được 666 đồng/kg lúa, lợi nhuận thu về cao hơn so với đối chứng 5,563,000 đồng/ha.

Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, thiết bị internet của vạn vật (Internet of Things - IoT) điện solar và mạng cảm biến để quản lý vận hành hợp tác xã canh tác lúa thông minh hiệu quả và thích ứng với điều kiện BĐKH.

Sử dụng cảm biến canh tác ướt khô xen kẽ (AWD TUBE) giúp giám sát mực nước trên bề mặt ruộng tự động nhằm tiết kiệm nước, nâng cao giá trị và hiệu quả lợi nhuận cho người sản xuất lúa góp phần thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị tăng cao và bền vững của tỉnh.

unnmed092717995

Mô hình này cần nhân rộng ở các địa bàn, nhất là những vùng canh tác khó khăn bị nhiễm phèn mặn. Thường xuyên khuyến cáo nông dân sạ thưa với lượng giống từ 70 - 120 kg/ha, bón phân cân đối hợp lý (sử dụng phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn, Đầu Trâu TE-A1, Đầu Trâu TE-A2), không phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 40 ngày, sử dụng thuốc BVTV đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.