| Hotline: 0983.970.780

Canh tác lúa thông minh trên đất phèn, mặn đạt 8,5 tấn/ha

Thứ Hai 08/03/2021 , 14:59 (GMT+7)

Mô hình trình diễn canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn, mặn thích ứng với biến đổi khí hậu ở vụ đông xuân năm 2020-2021 đạt năng suất 8,5 tấn/ha.

Mô hình trình diễn canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn, mặn thích ứng với biến đổi khí hậu ở vụ đông xuân năm 2020-2021 đạt năng suất trung bình 8,5 tấn/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình trình diễn canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn, mặn thích ứng với biến đổi khí hậu ở vụ đông xuân năm 2020-2021 đạt năng suất trung bình 8,5 tấn/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, Phòng NN-PTNT huyện Gò Quao và Công ty CP Phân bón Bình Điền vừa phối hợp tổ chức hội thảo tổng kết mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu vụ đông xuân năm 2020-2021.

Ông Dương Duy Duyệt, Phó Phòng NN-PTNT huyện Gò Quao cho biết: Huyện Gò Quao năm 2021 diện tích lúa gieo trồng đạt xấp xỉ 53.000ha, năng suất trung bình 6,4 tấn/ha, riêng xã Thủy Liễu có diện tích sản xuất lúa là 2.724ha, nhưng đây là vùng đất thường xuyên bị nhiễm phèn mặn khá cao nên khó khăn trong canh tác lúa.

Vụ lúa đông xuân này, thực hiện sự chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang triển khai mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu tại ấp Hòa Thành, xã Thủy Liễu. Tổng diện tích thực hiện mô hình là 10ha, với 3 hộ tham gia canh tác sử dụng giống Đài Thơm 8, cấp xác nhận 1, mật độ gieo sạ 100 kg/ha, phương pháp gieo sạ bằng tay (sạ lan).

Theo ông Duyệt, bước đầu mô hình đã đem lại kết quả thành công khá tốt, với mục tiêu giúp bà con nông dân tại địa phương nắm bắt những ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở ứng dụng công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giảm chi phí, nâng cao giá trị và hiệu quả lợi nhuận cho người sản xuất lúa góp phần thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị tăng cao và bền vững. 

Ông Phù Khí Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang nhận định: Qua kết quả cho thấy, mô hình trình triển canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu ở vụ đông xuân năm 2020-2021, lúa đạt năng suất trung bình 8,5 tấn/ha, cao hơn hộ đối chứng 800 kg/ha.

Các hộ thực hiện trong mô hình đã giảm được phân bón, thuốc BVTV và giảm ít nhất 2 lần phun thuốc trừ sâu rầy và thuốc bệnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các hộ thực hiện trong mô hình đã giảm được phân bón, thuốc BVTV và giảm ít nhất 2 lần phun thuốc trừ sâu rầy và thuốc bệnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các hộ thực hiện trong mô hình đã giảm được phân bón, thuốc BVTV và giảm ít nhất 2 lần phun thuốc trừ sâu rầy và thuốc bệnh. Tổng cộng giảm chi phí được trên 3,2 triệu đồng/ha. Giá thành bình quân 1.905 đồng/kg, giảm rất đáng kể so với ruộng đối chứng (đối chứng giá thành 2.520 đồng/kg).

Điểm trình diễn sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu trâu TE A1, Đầu trâu TE A2, bón thúc các giai đoạn sinh trưởng rất phù hợp cho cây lúa có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ khử chua, hạ phèn. Quy trình canh tác lúa thông minh sử dụng mật độ sạ thưa, bón phân cân đối hợp lý, từ đó giúp giảm chi phí, gia tăng hiệu quả kinh tế, lợi nhuận thu được của ruộng trình diễn trên 43,3 triệu đồng/ha.

Theo ông Phù Khí Nguyên, quy trình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn còn giảm được lượng giống gieo sạ, bón phân cân đối giảm lượng đạm, quản lý dịch bệnh tổng hợp theo IPM, ứng dụng hệ thống ống cảm biến canh tác ướt khô xen kẽ giúp giám sát mực nước trên bề mặt ruộng.

Các ứng dụng này đều được sử dụng trên điện thoại di động giúp người nông dân giám sát mực nước canh tác, nhận thông báo đóng mở van để cung cấp nước khi cần thiết.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.