| Hotline: 0983.970.780

Bình Điền ký kết với Khuyến nông Quốc gia về canh tác lúa thông minh

Thứ Bảy 07/11/2020 , 06:30 (GMT+7)

Chương trình ký kết sẽ gắn kết các người làm khuyến nông với nhau hơn để tăng cường sức mạnh cho hệ thống khuyến nông...

Lễ ký kết hợp tác canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL giai  đoạn 2021-2022 giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với Cty CP Phân bón Bình Điền. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lễ ký kết hợp tác canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL giai  đoạn 2021-2022 giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với Cty CP Phân bón Bình Điền. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 6/11 tại TP. Vị Thanh – Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thực hiện lễ ký kết hợp tác, triển khai chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL giai  đoạn 2021-2022.

Tình hình xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng, có tác động rất lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, theo số liệu công bố của Bộ NN-PTNT, xâm nhập mặn năm 2019 - 2020 đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm cho 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bị ảnh hưởng, tương đương 1.688.600ha, cao hơn đợt xâm nhập mặn kỷ lục năm 2016 là 50.376ha.

Vụ đông xuân 2019-2020, ở ĐBSCL có 6 tỉnh (Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An và Cà Mau) bị ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn với tổng diện tích khoảng 41.900ha, trong đó có 26.000ha thiệt hại mất trắng và Trà Vinh là tỉnh có diện tích thiệt hại nhiều nhất với 14.300ha.

Trên cây ăn trái, hạn và xâm nhập mặn đã làm khoảng 6.650ha tại 6 tỉnh bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng thiếu nước tưới nghiêm trọng gây giảm năng suất và khoảng 355ha bị thiệt hại mất trắng. Hạn, xâm nhập mặn đã làm 1.241ha cây màu tại các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau thiếu nước tưới, trong đó có 541ha bị thiệt hại mất trắng.

Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết: Để ứng phó với sự biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, bắt đầu từ năm 2016 Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền xây dựng và thực hiện chương “Canh tác thông minh – thích ứng với biến đổi khí hậu”, chương trình đã truyền tải đến bà con nông dân ĐBSCL những kiến thức quý giá của các nhà khoa học đầu ngành cũng như các kinh nghiệm bổ ích của các nhà nông tiên tiến qua đó góp phần giảm sự tác động và từng bước thích ứng với sự biến đổi khí hậu.

Đặc biệt nông dân canh tác trong mô hình sẽ được chuyên gia và khoa học trực tiếp tập huấn, đào tạo nông dân tại các lớp đào tạo do Trung tâm khuyến nông quốc gia tổ chức. Đồng thời phối hợp cùng Trung tâm khuyến nông quốc gia xây dựng kịch bản và thực hiện các video clip hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa thông minh với diễn giả là các nhà khoa học đầu ngành khu vực ĐBSCL.

Và đặc biệt trong năm 2019, chương trình “Canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” được nâng lên một tầm mới, đó là ngoài việc truyền tải các kiến thức, kinh nghiệm thì chương trình bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng smartphone vào trong mô hình sản xuất và tỉnh Kiên Giang.

Cty đã hỗ trợ Sở NN-PTNT Kiên Giang 8 trạm quan trắc nước mặn, độ pH nước và  xây dựng 2 mô hình cho 2 HTX tại huyện Hòn Đất và huyện Gò Quao trên diện tích gần 300ha bằng các giải pháp đồng bộ từ các kỹ thuật canh tác, sử dụng phân bón Đầu Trâu một cách thông minh, sử dụng smart phone để theo dõi độ mặn, pH, nước trên ruộng, kết nối với máy bơm để bơm nước vào và rút nước chống ngập.

Mô hình được lãnh đạo các cấp đánh giá cao bởi mang lại nhiều hiệu quả cho nông dân, nhất là các vùng có điều kiện sản xuất khó khăn, các vùng có nước mặn xâm nhập, nông dân có thể tự sử dụng smart phone để tự kiểm tra xem thời gian nào trong ngày để có thể bơm nước vào ruộng, giúp giảm thiểu sự tác động và canh tác lúa ngày càng thông minh và hiệu quả hơn.

Theo ông Đông, để nhân rộng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biển đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong quá trình sản xuất lúa của bà con ĐBSCL, Cty Bình Điền sẽ hỗ trợ thiết bị quan trắc độ mặn, máy pH nước cập nhật tình hình nước qua ứng dụng smartphone. Hỗ trợ máy phun phân bón 1 máy/mô hình (giúp giảm công lao động, tăng hiệu quả sử dụng phân bón).

Về phân bón, hỗ trợ 100% chi phí mua phân bón đối với mô hình quy mô dưới 2ha, 500.000 đông/ha đối với mô hình trên 2ha. Hỗ trợ chi phí xây dựng mô hình: 15 triệu đồng/mô hình/vụ. Đồng thời Cty còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cử người giám sát, theo dõi, đánh giá mô hình, viết báo cáo sơ kết mỗi vụ, hàng năm và tổng kết sau 2 năm triển khai. Với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng.

Năm 2019 Cty Bình Điền hỗ trợ nông dân trồng lúa ở Kiên Giang sử dụng phân bón Đầu Trâu một cách thông minh, sử dụng smart phone để theo dõi độ mặn, pH, nước trên ruộng, kết nối với máy bơm để bơm nước vào và rút nước chống ngập. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2019 Cty Bình Điền hỗ trợ nông dân trồng lúa ở Kiên Giang sử dụng phân bón Đầu Trâu một cách thông minh, sử dụng smart phone để theo dõi độ mặn, pH, nước trên ruộng, kết nối với máy bơm để bơm nước vào và rút nước chống ngập. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Quốc Thanh, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, việc xã hội hóa khuyến nông là điều cần thiết phải làm, không chỉ người làm khuyến nông mới làm khuyến nông. Các doanh nghiệp, các tổ chức quốc và nông dân cũng đang đồng hành để thực hiện công việc làm khuyến nông. Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2022 là chương trình gắn kết các người làm khuyến nông thắt chặt với nhau hơn để tăng cường sức mạnh cho hệ thống khuyến nông nhằm mang lại các giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến mới nhất để chuyển giao cho bà con nông dân. Từ đó góp phần phát triển nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.