| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò gia tăng

Thứ Năm 12/11/2020 , 14:09 (GMT+7)

Bệnh viêm da nổi cục trâu bò đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều xã trong tỉnh Cao Bằng, bởi số trâu bò mắc bệnh này đang có diễn biến khá phức tạp.

Xóm Bản Khoòng, xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng là một trong những điểm bùng phát dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đầu tiên ở huyện Hạ Lang cũng như tỉnh Cao Bằng. Thời điểm phát hiện dịch bệnh chỉ có 2 hộ với hơn 10 con bò mắc bệnh, đến nay, đã có hơn 40 con bò mắc bệnh, trong đó có 8 con bị chết.

Bò bị bệnh viêm da nổi cục lúc chết xuất hiện nhiều u cục và vét loét trên khắp cơ thể.

Bò bị bệnh viêm da nổi cục lúc chết xuất hiện nhiều u cục và vét loét trên khắp cơ thể.

Ông Phương Văn Chung, xóm Bản Khoòng, xã Lý Quốc tâm sự: Ngay khi phát hiện 8/9 con bò của gia đình bị sốt, bỏ ăn, uống nước và có những dấu hiệu bệnh lạ, tôi đã báo với trưởng xóm và cán bộ thú ý xã xuống kiểm tra. Sau đó, được cán bộ thú y xã khuyên lấy những hình ảnh của bệnh viêm da nổi cục lên thú y huyện để mua các loại thuốc nâng cao sức đề kháng, hạ sốt, tiêu viêm mất gần 4 triệu. 2 con sức khỏe yếu đã chết còn 6 con mắc bệnh còn lại đang dần hồi phục.

Xã Lý Quốc hiện vẫn là tâm điểm của dịch bệnh. Đến hết ngày 11/11, xã Lý Quốc đã có 6 xóm, 42 hộ, 118 con bò bị mắc bệnh, trong đó có 14 con chết. Xã đã cử các cán bộ phụ trách, theo dõi dịch bệnh từng xóm. Phát thuốc cho các xóm để phun khử trùng dịch bệnh. Tích cực tuyên truyền người dân về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh; cách ly những con bị mắc bệnh để hạn chế lây lan.

Người dân xóm Bản Khoòng, xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang vẫn chăn thả rông gia súc, tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh viêm da nổi cục.

Người dân xóm Bản Khoòng, xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang vẫn chăn thả rông gia súc, tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh viêm da nổi cục.

Ngay khi có dịch bệnh viêm da nổi cục, huyện Hạ Lang đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện; công bố bệnh viêm da nổi cục tại xã Lý Quốc và huyện Hạ Lang. Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ 176 lít hóa chất khử trùng cho các xóm để phun khử trùng, tiêu độc môi trường. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cử cán bộ xuống các xã có dịch trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh. Thành lập 3 chốt kiểm dịch động vật tại các trục đường chính ra vào địa bàn huyện.

Dù đã triển khai nhiều biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục nhưng dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến khó lường, lây lan ra nhiều địa bàn khác trong huyện Hạ Lang. Đến hết ngày 11/11, toàn huyện có 9 xã và 1 thị trấn có bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh viêm da nổi cục với tổng số hơn 180 con, trong đó đã có 20 con chết.

Ông Phương Văn Chung, xóm Bản Khoòng, xã Lý Quốc đã bỏ ra gần 4 triệu đồng để mua thuốc tiêm cho đàn bò bị mắc bệnh.

Ông Phương Văn Chung, xóm Bản Khoòng, xã Lý Quốc đã bỏ ra gần 4 triệu đồng để mua thuốc tiêm cho đàn bò bị mắc bệnh.

Ông Thẩm Văn Khiêm, Phó Chủ tịch UBND huyện Hạ Lang cho biết: Với những con bò bị chết do dịch bệnh, huyện chỉ đạo các xã xuống từng hộ để nhắc nhở, tuyên truyền về cách chôn lấp đảm bảo an toàn để không làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tăng cường tuyên truyền người dân không bán tháo những con mắc bệnh để hạn chế lây lan ra các địa phương khác chưa có dịch bệnh.

Ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng khẳng định: Bệnh viêm da nổi cục là dịch bệnh mới lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh hiệu quả, nên nguy cơ lây lan thành dịch bệnh trên diện rộng rất cao. Đến hết ngày 11/11, toàn tỉnh có 13 xã, thị trấn có dịch với gần 190 con bò mắc bệnh, 20 con chết.

Ngay khi xuất hiện dịch bệnh, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, ban, ngành liên quan tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến dịch bệnh để tham mưu cho tỉnh triển khai các biện pháp khoanh vùng, phòng, chống dịch hiệu quả. Đối với các địa phương có dịch bệnh, cần khẩn trương cách ly đàn gia súc bị bệnh, triển khai phun tiêu khử độc, khử trùng khu vực có dịch bệnh.

Đàn bò bị mắc bệnh của ông Hoàng Văn Núng có 2 con bị chết, các con còn lại sức khỏe yếu do nhiều ngày bỏ ăn, uống nước.

Đàn bò bị mắc bệnh của ông Hoàng Văn Núng có 2 con bị chết, các con còn lại sức khỏe yếu do nhiều ngày bỏ ăn, uống nước.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đối với việc phòng, chống dịch bệnh là chưa có thuốc chữa hay vắc xin phòng bệnh. Tập tục chăn nuôi ở các địa phương vẫn chủ yếu là thả rông lên đồi, núi gần nhà nên làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh giữa những con bò mắc bệnh và con khỏe mạnh. Nhiều hộ dân chưa có gia súc mắc bệnh, vẫn còn thờ ơ phòng, chống dịch bệnh. Dù tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nhưng dịch bệnh vẫn lây lan khá nhanh.

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.