| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng nghèo khó vì giao thông

Thứ Ba 16/04/2019 , 15:45 (GMT+7)

Là tỉnh miền núi biên giới với rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như: Có nhiều cửa khẩu Quốc tế thông thương với Trung Quốc, nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,… Nhưng đến nay, Cao Bằng vẫn là một tỉnh rất nghèo.

Với nhiều ưu đãi như thế, nhưng thu ngân sách của Cao Bằng năm 2018 cũng chỉ đạt hơn 1600 tỷ đồng, đứng trong nhóm cuối cả nước về số thu ngân sách. Còn thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 25 triệu đồng/ người/ năm, bằng 40% bình quân đầu người của cả nước. .

Cả tỉnh có 13 đơn vị hành chính, thì có đến 5 huyện nằm trong danh sách 56 huyện nghèo nhất cả nước, là: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng và Hạ Lang. Hệ thống giao thông đến trung tâm các huyện rất xấu, thậm chí chỉ là đường đất, hoặc chưa được đầu tư hoàn thiện đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển về nhiều mặt trong đời sống hàng ngày của nhân dân, và ảnh hưởng chung tới sự phát triển về kinh tế, xã hội của các địa phương.

Đường giao thông đến 1 số huyện ở Cao Bằng vẫn chưa được đầu tư đường nhựa

Ông Hoàng Xuân Ánh – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết tỉnh nghèo cũng một phần do cơ sở hạ tầng kém. Mặc dù có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, như có hơn 300km đường biên giới với Trung Quốc với nhiều cửa khẩu quốc tế, tài nguyên thiên nhiên phong phú,… nhưng do hạ tầng giao thông kém, dẫn tới làm hạn chế thông thương kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh.

Trong những năm gần đây tỉnh Cao Bằng đã rất tích cực đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Nhưng với nguồn ngân sách eo hẹp, mọi hoạt động chủ yếu của tỉnh dựa vào hỗ trợ của Trung ương nên rất hạn chế trong việc đầu tư thực hiện các dự án giao thông và chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu.

Ông Hoàng Xuân Ánh – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho rằng hạ đường giao thông kém là một nguyên nhân dẫn tới Cao Bằng chậm phát triển

Hệ thống hạ tầng giao thông của Cao Bằng kém được thể hiện cụ thể qua những con số. Tuyến Quốc lộ 3, một trong những tuyến đường huyết mạch của Quốc gia chạy qua địa bàn tỉnh cũng chỉ là đường cấp 4 miền núi nhỏ hẹp, quanh co, đèo dốc. Các tuyến quốc lộ khác là QL4a, QL34 và các đường tỉnh lộ chỉ là đường cấp 5 và cấp 6 miền núi.

Để đi từ tỉnh lỵ Cao Bằng đến các huyện hiện rất khó khăn. Cụ thể như đi huyện Hạ Lang 70km cũng mất khoảng gần 3h, đi Bảo Lâm 180km mất khoảng hơn 6h đồng hồ. Việc kết nối giao thương hàng hóa của người dân còn rất hạn chế. Hàng hóa nông, lâm sản bán cũng không có người mua, mà có mua thì giá cũng rất rẻ.

Tuyến QL3 chạy qua địa bàn tình Cao Bằng cũng chỉ là đường cấp 4 miền núi tào đèo dốc

Trao đổi với Báo NNVN, ông Lã Hoài Nam – Giám đốc Sở GTVT Cao Bằng cho biết tỉnh Cao Bằng không có nguồn lực, nên rất mong muốn Trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó có tuyến đường cao tốc Lạng Sơn – Cao Bằng theo hình thức tư PPP, có tổng đầu tư 21.000 tỷ đồng và được chia thành nhiều giai đoạn. Cao tốc sẽ giúp thúc đẩy giao thương, kinh tế, văn hóa của tỉnh Cao Bằng đi lên.

Ông Lã Hoài Nam – Giám đốc Sở GTVT mong muốn tỉnh Cao Bằng được Trung ương quan tâm, đầu tư hạ tần giao thông

Còn một doanh nghiệp chuyên về thương mại ở Cao Bằng thì mong ước, có đường cao tốc thì không sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong kinh doanh. Nhưng không biết khi nào mới được làm và mới xong. Nhưng nếu Trung ương hỗ trợ nâng cấp tuyến đường QL3 từ Cao Bằng đi tới Bắc Kạn lên được cấp 2, cấp 3 thôi thì đã hạnh phúc lắm rồi. Phương án này ít tốn kém, Trung ương có thể thực hiện dễ dàng và khả thi hơn.

Cao Bằng có các cửa khẩu Quốc tế thông thương với Trung Quốc, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện tự nhiên thích hợp phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt là có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như thác Bản Giốc, di tích Quốc gia Pác Bó, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen,… Nhưng như đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã nói, đến nay Cao Bằng vẫn là một tỉnh rất nghèo, và nguyên nhân rất lớn là do hạ tầng yếu kém, đặc biệt là giao thông.Còn một doanh nghiệp chuyên về thương mại ở Cao Bằng thì mong ước, có đường cao tốc thì không sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong kinh doanh. Nhưng không biết khi nào mới được làm và mới xong. Nhưng nếu Trung ương hỗ trợ nâng cấp tuyến đường QL3 từ Cao Bằng đi tới Bắc Kạn lên được cấp 2, cấp 3 thôi thì đã hạnh phúc lắm rồi. Phương án này ít tốn kém, Trung ương có thể thực hiện dễ dàng và khả thi hơn.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.