| Hotline: 0983.970.780

Cao điểm phòng trừ sinh vật hại lúa một vụ vùng cao

Thứ Tư 31/07/2024 , 07:11 (GMT+7)

Tại Lào Cai, dự báo từ nay đến đầu tháng 8 sẽ là cao điểm bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ và rầy gây hại mạnh trên lúa một vụ ở vùng cao.

Vụ mùa năm 2024, toàn tỉnh Lào Cai gieo cấy khoảng 13.900ha lúa một vụ vùng cao. Dự báo từ nay đến đầu tháng 8, sâu cuốn lá nhỏ và rầy sẽ gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng; bệnh đạo ôn sẽ phát triển mạnh trên lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh và lây lan gây hại trên cổ bông.

Hiện nay, lúa trà sớm tại Lào Cai đang ở giai đoạn làm đòng, trỗ bông; trà chính vụ đang cuối đẻ nhánh, đứng cái; trà muộn đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Theo kết quả điều tra đồng ruộng tại một số huyện, thị xã cho thấy một số đối tượng sâu bệnh đang phát sinh gây hại trên lúa một vụ.

Khi ruộng bị bệnh đạo ôn không được bón phân đạm, giữ mực nước ruộng 3 - 5cm và tiến hành phun thuốc các loại thuốc đặc hiệu như Fillia 525SE, Fu-Army 40EC, Fujione 40EC... Ảnh: Lưu Hòa.

Khi ruộng bị bệnh đạo ôn không được bón phân đạm, giữ mực nước ruộng 3 - 5cm và tiến hành phun thuốc các loại thuốc đặc hiệu như Fillia 525SE, Fu-Army 40EC, Fujione 40EC... Ảnh: Lưu Hòa.

Dự báo từ nay đến đầu tháng 8 là cao điểm sâu cuốn lá nhỏ và rầy gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng; bệnh đạo ôn phát triển mạnh trên lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh và lây lan gây hại trên cổ bông, đặc biệt trong điều kiện thời tiết có mưa liên tục kéo dài, ẩm độ không khí cao, nếu không phòng trừ kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.

Để bảo vệ an toàn cho sản xuất, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, rầy gây ra, nông dân cần tập trung các giải pháp phòng, trừ:

- Bệnh đạo ôn: Tăng cường kiểm tra trên các diện tích cấy giống nhiễm như BC 15, TBR225, Séng cù, VL 20... và các vùng thường xuyên bị bệnh đạo ôn gây hại ở những vụ trước (vùng thường xuyên có sương mù, ẩm độ cao); sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ như Fillia 525SE, Fu-Army 40EC, Fujione 40EC Khi ruộng bị bệnh không được bón phân đạm, giữ mực nước ruộng 3 - 5cm và tiến hành phun thuốc các trên để phòng trừ.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Chú ý kiểm tra các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái, phát hiện sớm và sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị sâu cuốn lá như Clever 150SC, Catex 100WG, Song Mã 63EC, Dylan 10WG.... (phun khi sâu còn tuổi nhỏ, mật độ trung bình giai đoạn đẻ nhánh từ 25 con/m2; giai đoạn đứng cái – làm đòng từ 10 con/m2; khi sâu tuổi lớn, chuẩn bị vào nhộng phun thuốc phòng trừ sẽ không hiệu quả).

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Kiểm tra phát hiện và sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị rầy như Actara 25WG, Nibas 50 EC, Butyl 40WG... để phun trừ khi rầy cám nở rộ với mật độ cao (từ 3 con/dảnh trở lên).

 (Lưu ý: Tuyệt đối không phun kèm phân bón lá hoặc thuốc kích thích với thuốc trừ bệnh. Nếu sau khi phun chưa được 4 giờ, gặp mưa cần phun lại để đảm bảo hiệu quả phòng trừ).

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.