| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang liên tục tăng diện tích rau màu vụ mùa

Thứ Năm 23/05/2024 , 07:00 (GMT+7)

Diện tích rau các loại vụ mùa trên địa bàn tỉnh liên tục tăng trong thời gian gần đây, từ 5.900ha năm 2020 lên 6.730ha năm 2024.

Theo kế hoạch sản xuất vụ mùa 2024, Bắc Giang tăng nhẹ tổng diện tích gieo trồng thêm 200ha so với năm 2023, lên 63.200ha. Trong đó, phần diện tích tăng chủ yếu là rau màu.

Cụ thể, diện tích rau, đậu các loại là 6.730ha, trong đó rau an toàn 2.020ha, rau chế biến 254ha. Diện tích các loại cây khác là 4.090ha, bao gồm khoai lang, đậu các loại, cây dược liệu, cây thức ăn gia súc, hoa cây cảnh… Con số này tăng tương ứng 450ha và 720ha so với cùng kỳ năm ngoái.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Nam (Bắc Giang) hướng dẫn người dân chăm sóc cây đậu tương rau. Ảnh: TL.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Nam (Bắc Giang) hướng dẫn người dân chăm sóc cây đậu tương rau. Ảnh: TL.

Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, vụ mùa năm nay tỉnh tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 22/3/2024 của UBND tỉnh.

Trên cơ sở đó, các huyện có điều kiện phù hợp với phát triển rau màu, nhất là rau an toàn, chất lượng cao như Yên Dũng, Lạng GIang, Hiệp Hòa... đẩy mạnh sản xuất nhóm cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Diện tích rau các loại vụ mùa của Bắc Giang liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2020, diện tích rau, đậu là 5.900ha, sau đó tăng dần lên 6.000ha (năm 2021), 6.100ha (năm 2022), 6.280ha (năm 2023) và năm nay là 6.730ha.

Ngược lại, diện tích lúa có xu hướng giảm, từ 52.300ha (năm 2020), hiện toàn tỉnh lên kế hoạch gieo cấy vụ mùa 2024 khoảng 48.400ha.

"Sản xuất vụ mùa thường gặp điều kiện thời tiết phức tạp và khó lường như mưa, bão, lũ lụt... Do đó, bà con nông dân cần chủ động các phương án phòng chống ngay từ đầu vụ để giảm thiểu thiệt hại", ông Thành chia sẻ.

Năm nay, nhiệt độ trung bình tại Bắc Giang từ tháng 5 đến tháng 10/2024 được dự báo cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,5 độ C. Hiện tượng nắng nóng gia tăng, đặc biệt gay gắt từ tháng 5 đến tháng 7. Cùng với đó, lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 7 có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm.

Do đó, Sở NN-PTNT khuyến cáo những diện tích dự kiến sản xuất cây vụ đông sớm, người dân cần bố trí thời vụ gieo mạ trà mùa sớm cho phù hợp với điều kiện canh tác, sử dụng các giống lúa ngắn ngày, gieo mạ khay, mạ ném, gieo sạ, mạ dày xúc, cấy sớm khi mạ đủ tuổi để lúa thu hoạch trước ngày 30/9 nhằm kịp thời trồng các cây vụ đông sớm như lạc, ngô và một số rau thời vụ sớm.

Đặc biệt, với những vùng thường xuyên nhiễm bệnh bạc lá, bà con cần hạn chế dụng các giống lúa nhiễm bệnh như Bắc thơm 7, TBR225.

Về cơ cấu, Bắc Giang bố trí 35% diện tích lúa là trà mùa sớm, có thời gian gieo mạ từ ngày 10 - 20/6, cấy kết thúc trước ngày 10/7. Trà mùa trung chiếm 55% diện tích, thời gian gieo mạ từ ngày 30/6 - 10/7, cấy xong trước ngày 30/7. Trà mùa muộn chiếm 10% diện tích, thời gian gieo mạ từ ngày 10 -  20/7, cấy từ 30/7, kết thúc trước ngày 30/8. 

Đồng thời, ngành nông nghiệp tiếp tục mở rộng diện tích lúa chất lượng, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, đồng bộ và tập trung các khâu gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch… nhằm giảm chi phí, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Với những vùng chiêm trũng hay bị ngập lụt, Sở NN-PTNT Bắc Giang đề nghị người dân sử dụng thêm các loại chế phẩm sinh học để xử lý gốc rạ, bón thêm vôi bột trước khi cày vùi gốc rạ để hạn chế nguồn sâu bệnh gây hại và tránh ngộ độc hữu cơ cho cây lúa sau khi cấy.

Một trong những giải pháp dài hạn của Bắc Giang để tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM). Trong giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh phấn đấu có trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả sản xuất ứng dụng IPHM; 70% diện tích cây ngô, cây công nghiệp ngắn ngày sản xuất ứng dụng IPHM. Qua đó giảm 30% lượng thuốc BVTV và 30% lượng phân bón hóa học.

Xem thêm
Dân bức xúc vì trại lợn gây ô nhiễm

BẮC KẠN Mới hoạt động một thời gian ngắn, trại lợn ở xã Liêm Thủy (huyện Na Rì) đã gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

An toàn sinh học để hướng tới xuất khẩu: [Bài 4] Bình Phước, bến đỗ mới

Với nhiều ưu tiên phát triển các dự án chăn nuôi công nghệ cao, tập trung, an toàn sinh học… Bình Phước dần trở thành thủ phủ xuất khẩu gia cầm lớn nhất Việt Nam.

Mô hình nuôi heo giảm được 95% lượng phân thải ra môi trường

BẾN TRE Mô hình hình ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý chất thải trong chăn nuôi heo theo hướng sinh thái đã giúp giảm 95% lượng phân, không còn mùi hôi, môi trường sạch đẹp.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ trên hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 -2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm