| Hotline: 0983.970.780

Cao thủ nuôi lợn an toàn giữa vùng dịch

Thứ Ba 25/06/2019 , 08:25 (GMT+7)

Anh Hoàng Văn Trị, 49 tuổi ở thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, Thái Bình làm giàu ngay trên đất quê mình bằng nghề nuôi lợn và trồng cây cảnh.

Anh Trị bảo, ngày đầu lập gia trại chăn nuôi, mọi việc chưa quen, anh vô cùng lúng túng. Nhập 80 con lợn sữa, mỗi con 7 - 8 kg. Hàng ngày vợ chồng anh nấu 16 nồi cám cho lợn ăn. Vất vả lắm, nhưng rất vui vì lứa lợn đó, anh thắng đậm. Do giá thịt lợn hơi tăng từ 25.000 đồng lên 42.000đồng/kg, doanh thu đạt 140 triệu đồng.

Anh Trị cho lợn ăn cây chuối thái nhỏ trộn với muối.

Niềm vui chưa chưa kịp thấm đậm thì lứa lợn thứ hai, cả 65 con lợn dính dịch sốt ban đỏ, bỏ ăn và giảm cân rất nhanh. Những con nặng từ 100 kg chỉ sau ít ngày giảm trọng lượng còn 60 kg, lứa đó anh lỗ 50 triệu.

Tuy thất bại nặng nề nhưng anh Hoàng Văn Trị không nản chí, tiếp tục nhập 80 con giống lợn siêu nạc về nuôi bằng cám công nghiệp.

Được tài trợ xây bể biogas nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cung cấp khí đốt ổn định, tiết kiệm chi phí SX, anh Trị mạnh dạn lập trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, tại khu đồng Vô Ngại.

Trang trại rộng 1.584 m2 (4 sào rưỡi), gồm một dãy chuồng, chia làm 6 gian, nuôi 100 con lợn và vẫn duy trì các dãy chuồng ngay trong khuôn viên gia đình, nuôi 100 con.

Nhiều người không hiểu cho rằng Hoàng Văn Trị “điếc không sợ súng”, nuôi lợn trong thời điểm này gặp nhiều loại dịch bệnh như sốt ban đỏ, tai xanh, lở mồm lonh móng và nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Nhiều gia đình trong xã và các xã lân cận đều có lợn dính bệnh, số lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi không phải là ít. Ngay trang trại của anh cũng có 100 con lợn ở khu trại đồng Vô Ngại, có nguy cơ bị bệnh.

Nắm bắt tình hình và thường xuyên kiểm tra, phát hiện nên anh đã lên lịch xuất chuồng sớm. Mặc dù biết xuất chuồng vào thời điểm đó sẽ bị lỗ khoảng 150 triệu. Riêng đàn lợn 100 con nuôi tại khuôn viên gia đình không bị dịch tả lợn châu Phi.

Anh Trị vừa giỏi chăn nuôi, vừa làm sinh vật cảnh giỏi.

Tôi hỏi bí quyết nào để phòng tránh đàn lợn nuôi tại gia trại không dính bệnh? Anh Hoàng Văn Trị cho biết, sở dĩ đàn lợn không dính dịch tả lợn châu Phi là do anh thường xuyên tham gia các buổi tập huấn phương pháp chăn nuôi, cách chăm sóc và phòng dịch bệnh...

Bản thân anh Trị rất ham học hỏi kinh nghiệm phòng tránh dịch bệnh cho lợn trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trên mạng xã hội.

Đặc biệt từ khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, anh ngừng ngay việc dùng nước máy, chuyển sang sử dụng nước giếng khoan để nấu cám cho lợn ăn.

Anh bảo, thấy có người đem lợn bị chết do dịch tả lợn châu Phi ném xuống sông, sợ lợn bị lây bệnh nên anh không dùng nước máy nấu cám. Hàng ngày vợ chồng anh giã tỏi trộn với cám và dùng muối hạt trộn với cây chuối thái nhỏ cho lợn ăn.

Ngoài ngõ, trong sân và trước cửa chuồng lợn, anh giải mền bông, rắc vôi bột để sát trùng ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập vào chuồng lợn.

Chính vì cách làm đó nên 100 con lợn của anh Trị nuôi trong các ô chuồng trong khuôn viên nhà, đến thời điểm này vẫn an toàn.

Theo ước tính của anh Trị, đàn lợn 100 con (bình quân 90 kg/con) sau chiến dịch dập tắt bệnh dịch tả lợn châu Phi, giá nhích lên khoảng 50.000/kg lợn hơi, thì chắc chắn anh sẽ có trong tay khoảng 100 triệu tiền lãi.

Hiện tại, anh Hoàng văn Trị đang tích cực vệ sinh khu chuồng trại ở đồng Vô Ngại, nhập tái đàn khoảng 120 con về nuôi, tích cực thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh để có sản phẩm sạch cung cấp cho thị trường.

Trước khi mở trang trại chăn nuôi lợn, anh Hoàng Văn Trị đã làm đủ các nghề như cầy bừa, cuốc đất thuê, đun xiếc để đánh bắt tôm tép, giết mổ lợn bán trong chợ quê. Sau này khi đã có trang trại nuôi lợn, vợ chồng anh vẫn duy trì nghề làm vườn truyền thống...

Anh Trị tâm sự: Nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn, có thắng, có thua, nhưng không nên nản chí. Có vấp ngã thì tự mình đứng dậy, thua keo này bày keo khác, chuyên tâm học hỏi kinh nghiệm để làm giàu chính đáng...

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm