| Hotline: 0983.970.780

Cầu nối kiến thức đến nông dân

Thứ Tư 26/11/2014 , 10:24 (GMT+7)

Đó là vai trò của Hội KHKT bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định đối với nông nghiệp, nông dân tỉnh này trong những năm qua. 

Nhiều nghiên cứu khoa học của Hội đã được chuyển giao góp phần thúc đẩy "Tam nông" phát triển.

Bình Định là 1 trong 3 địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Hội KHKT bảo vệ thực vật, là thành viên của Hội KHKT bảo vệ thực vật Việt Nam. Tính đến nay, trên cả nước đã có đến 10 tỉnh, thành phố thành lập hội này.

Trong những năm qua, Hội KHKT bảo vệ thực vật Bình Định đã có nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao cho nông dân các tiến bộ KHKT bảo vệ thực vật như: Công nghệ phòng trừ sâu bệnh quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng chế phẩm sinh học trong SX, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc "4 đúng"...

Đáng chú ý là đề tài nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phòng trừ bệnh héo rũ trên cây đậu phộng (lạc) và dự án xây dựng mô hình chuyển đổi SX lúa kém hiệu quả sang SX đậu phộng thu đông nhằm thích ứng với hạn hán và bão lũ tại xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn).

Với đề tài phòng trừ bệnh héo rũ trên cây đậu phộng, Hội đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp VN triển khai giám định mẫu đậu phộng bị bệnh và đất SX tại các huyện Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ; phân tích, xác định 10 loại vi sinh vật gây bệnh; xây dựng 6 mô hình trình diễn quản lý bệnh héo rũ theo phương thức quản lý dịch hại tổng hợp để chuyển giao cho nông dân.

Sau khi áp dụng, kết quả mang lại rất khả quan. Diện tích đậu phộng bị bệnh héo rũ giảm rõ rệt, năng suất cao hơn so với ruộng ngoài mô hình, được ngành chức năng, chính quyền và nông dân đánh giá cao.

"Trong thời gian đến, Hội sẽ tăng cường củng cố tổ chức hội ở cơ sở, cụ thể hóa các hoạt động của Hội; nâng cao năng lực cho hội viên, bám sát chương trình hành động của tỉnh và mở rộng hợp tác với các ngành chức năng, tạo điều kiện cho hội viên nghiên cứu, thực hiện các đề tài, dự án trên lĩnh vực SX nông nghiệp đạt hiệu quả hơn và mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân", ông Hùng khẳng định.

Năm 2012, Hội tiếp tục được Sở NN-PTNT Bình Định chọn thực hiện chủ đề chuyển giao công nghệ phòng trừ bệnh héo rũ đậu phộng thuộc Dự án Cạnh tranh nông nghiệp. Hiện giải pháp này được người trồng đậu phộng ở Bình Định áp dụng rộng rãi.

Mô hình chuyển đổi SX lúa kém hiệu quả sang SX đậu phộng thu đông tại xã Bình Thuận (Tây Sơn) cũng thành công không kém.

Hội đã xây dựng quy trình thâm canh đậu phộng giống và đậu phộng thương phẩm thích ứng với điều kiện nắng nóng, khô hạn ở địa phương; xây dựng 4 mô hình trình diễn, tổ chức 4 lớp tập huấn, 6 buổi hội thảo đầu bờ với trên 300 người tham dự.

Kết quả SX đậu phộng trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài cho thấy đạt hiệu quả hơn nhiều so với SX lúa gieo khô, mở hướng làm ăn mới cho nông dân tại địa phương.

Nông dân đã chọn mô hình này làm giải pháp thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nhằm hạn chế tác động bất lợi của thời tiết, đảm bảo lợi nhuận và ổn định sinh kế.

Ngoài ra, Hội còn thực hiện thành công dự án kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trên rau. Qua đó, giúp cơ quan chuyên ngành biết được mức độ tồn dư thuốc BVTV trên một số loại rau; thực trạng nông dân sử dụng thuốc BVTV trên cây rau; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thuốc BVTV; khuyến cáo, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.

Để nâng cao kiến thức cho hội viên, dù kinh phí hạn hẹp nhưng Hội KHKT bảo vệ thực vật Bình Định đã mạnh dạn mời GS.TS Nguyễn Quang Thạch giới thiệu chuyên đề về công nghệ sinh học và PGS.TS Nguyễn Kim Vân giới thiệu tập đoàn vi sinh vật có nguồn gốc từ đất gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ.

Ngoài ra còn mời PGS.TS Phạm Đức Thi nói chuyện về biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng cho cán bộ, nhân dân xã Bình Thuận.

Ông Hồ Ngọc Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT kiêm Chủ tịch Hội KHKT bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian qua, Hội đã làm tốt vai trò là “cầu nối” chuyển giao các tiến bộ KHKT đến với nông dân. Các hoạt động của Hội đều bám sát thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nông dân.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.