| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc vườn cây ăn trái ứng phó hạn mặn

Thứ Sáu 10/01/2020 , 07:10 (GMT+7)

Theo các ngành chức năng, so với năm 2016, năm nay mặn tại ĐBSCL đến sớm hơn 2 tháng. Mặn cao hơn, xâm nhập nội đồng sâu hơn.

Tại tỉnh Bến Tre, trong tháng 12/2019 mặn đã xuất hiện nhiều nơi với nồng độ rất cao. Thậm chí trên nhánh sông Cổ Chiên, xã Hưng Khánh Trung, huyện Chợ Lách, năm nay, mặn đã lên đến 8‰. Trong khi ở cùng thời điểm này của 2016, nồng độ mặn chỉ là 4‰.

TS Bùi Thanh Liêm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách cho biết: “So với năm 2016, mức độ mặn 2019-2020 sẽ nguy hiểm hơn. Mặn có thể giữ chân trên 5 tháng. Đây là sự nguy hiểm cho vùng sản xuất cây ăn trái, hoa kiểng chủ lực của tỉnh Bến Tre nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung. Vấn đề thiếu nước chắc chắn sẽ xảy ra. Việc sử dụng nước tưới cho vườn cây bà con phải hết sức lưu ý, không sử dụng nước tưới có nồng độ mặn trên 2‰ và tưới thường xuyên”.

TS Bùi Thanh Liêm cảnh báo: “Việc một số nhà vườn sử dụng nước mặn có nồng độ 3‰ tưới cho vườn cây, đặc biệt là cây có múi là điều rất nguy hiểm và không được khuyến khích. Theo đó, khả năng chịu mặn của cây phụ thuộc vào chân đất trồng. Những vùng thường xuyên chịu tác động mặn xâm nhập thì khả năng chống chịu mặn của cây cũng cao hơn so với các vùng nước ngọt hoàn toàn”.

Thông tin từ các ngành chức năng dự báo, mùa khô 2019-2020, vấn đề thiếu nước chắc chắn sẽ xảy ra, trong khi cây ăn trái rất cần nước. Việc sử dụng nước có nồng độ rất thấp dưới 2‰ tưới cũng có khả năng gây hại cho hầu hết cây trồng. Riêng cây giống và hoa kiểng thì nồng độ mặn an toàn đòi hỏi dưới 0,5‰.

Ngoài ra, nếu sử dụng nước mặn tưới thường xuyên thì độ mặn tích tụ sẽ tác động nhanh hơn, gây hủy hoại đất trồng, thời gian cải tạo phục hồi sẽ rất lâu dài. Vì vậy, khi tưới nước cho vườn cây, nhà vườn cần phải kiểm tra và đảm bảo nước phải ở ngưỡng mà cây trồng chịu đựng.

Trường hợp cần thiết chỉ nên tưới ít, để tránh việc gây tích lũy muối. Song song đó cần kết hợp các biện pháp kỹ thuật như che phủ gốc, hạn chế nắng gió, sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây chịu mặn và giải phóng mặn tốt hơn, có thể sử dụng các loại phân bón lá giàu kali, giàu canxi.

Bà con có thể sử dụng các loại phân bón lá như phân bón lá đạm sinh học Đầu Trâu MK AMICA NaNo Plus giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng khả năng đậu trái và thúc lớn trái. Có thể, sử dụng được cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

Khi sử dụng, pha 50 ml cho 20 lít nước phun ướt đều lên tán lá, định kỳ 20-30 ngày/lần. Hoặc có thể sử dụng phân bón lá hỗn hợp NPK Đầu Trâu MK NPK 15-5-40. Loại phân bón này sẽ cung cấp dinh dưỡng đa, trung, vi lượng thiết yếu giúp tăng sức chống chịu cho cây trồng, thúc trổ bông và thúc lớn trái. Sử dụng cho cây trồng giai đoạn trước khi ra hoa và nuôi trái. Chú ý, pha 20 gram/20 lít nước, phun ướt đều lên tán lá, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Các nhà khoa học cũng lưu ý, bà con nên sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh là chủ yếu để giúp cây tăng khả năng chống chịu mặn. Bà con có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâu HCMK 7. Loại phân này có công dụng ngăn ngừa vi sinh vật trong đất gây hại bộ rễ, giúp cây ra rễ mới và tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng NPK. Lượng bón khi sử dụng là 500-700 kg/ha/lần, bón 3-4 lần/năm. Bà con cũng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu MK. BiO-HUMIC, giúp bộ rễ phát triển mạnh, tăng sức chống chịu cho cây trồng, tăng khả năng hấp thụ NPK. Nên bón 1-3 kg/cây/lần, bón 3-4 lần/năm.

Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, nhóm cây mẫn cảm với mặn (chịu được nồng độ mặn dưới 1‰) gồm bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh dây, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt. Nhóm cây chịu mặn trung bình (chống chịu được nồng độ mặn từ 2‰ - 3‰): sơri, ca cao, cây có múi, ổi, khóm, vú sữa. Nhóm cây chống chịu khá với mặn (chống chịu được nồng độ mặn 4‰ - 5‰): mít, xoài, mãng cầu xiêm, na. Nhóm cây chống chịu tốt với mặn (chống chịu được nồng độ mặn > 5‰): dừa, sapô, me, nho.

Nhà vườn cần lưu ý để tránh tưới nước có nồng mặn vượt ngưỡng chịu đựng của cây gây hại cho cây và đất trồng.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.