| Hotline: 0983.970.780

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân - Giám đốc Công ty CP Phát triển Chăn nuôi Hòa Phát

Chăn nuôi lợn gặp họa kép

Thứ Năm 28/03/2019 , 08:11 (GMT+7)

Từ khi công bố DTLCP cộng thông tin nhiễu loạn về sán lợn lượng lợn tiêu thụ hàng ngày của chúng tôi giảm tới 50%. Riêng lợn con gần như không bán được do người chăn nuôi lo ngại dịch bệnh không dám tái đàn.

19-39-54_nguyen-thi-thnh-vn-ho-pht
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân - Giám đốc Cty CP Phát triển Chăn nuôi Hòa Phát

Cụ thể, nếu như trước đây bình quân mỗi ngày Hòa Phát bán ra thị trường khoảng 400 - 500 con lợn trọng lượng xung quanh 1 tạ thì nay sản lượng chỉ còn 200 - 250 con/ngày.

Các doanh nghiệp chăn nuôi chúng tôi rất mong Chính phủ, các Bộ ngành và đặc biệt là cơ quan báo chí, truyền thông đưa tin về dịch bệnh thật đúng và trúng. Liều lượng vừa phải, góc độ hợp lý để làm sao một mặt vẫn cung cấp được thông tin, mặt khác không khiến cho người tiêu dùng quá hoang mang, sợ hãi dẫn tới tẩy chay thịt lợn như hiện nay.

Năm 2016 - 2017 khi khủng hoảng giá lợn xuống quá thấp kéo dài, Chính phủ và các Bộ, ngành, đoàn thể đã có động thái rất kịp thời phát động, kêu gọi, ủng hộ tiêu thụ thịt lợn để ủng hộ người chăn nuôi và ngành chăn nuôi thì nay chúng tôi chỉ mong người tiêu dùng không quay lưng lại với người nuôi lợn đã là mừng lắm rồi.

Thực tế, thông tin DTLCP tuy có ảnh hưởng, song không quá lớn, quá nghiệm trọng tới việc tiêu thụ thịt lợn, chỉ ảnh hướng tới tiêu thụ lợn giống, song chính thông tin về sán lợn mới là tai họa kép khiến cho bộ phận lớn người tiêu dùng đoạn tuyệt hẳn với thịt lợn, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Trong khi đó, các trang trại chăn nuôi công nghệ cao hiện đại của chúng tôi việc tuân thủ an toàn sinh học, và tẩy giun sán định kỳ đối với lợn có khi còn đảm bảo và tuân thủ tốt hơn rất nhiều việc tẩy giun sán ở trên người nên chắc chắn không có hiện tượng lợn sán lợn gạo như mạng xã hội.

Thực tế với người tiêu dùng nhỏ lẻ rất khó để bắt buộc họ phải dùng thịt lợn thay vì thịt khác vì đó là quyền tự do của họ nên chúng ta chỉ có thể kêu gọi, khuyến khích. Tuy nhiên, đối với các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức ra công văn tạm dừng tiêu thụ thịt lợn là thái quá và có vẻ vội vàng.

Thực tế, hiện nay dịch đã vào chúng ta rồi, chúng ta phải xác định sống chung chứ không ai biết thời điểm nào hết dịch nên rất cần Chính phủ, Bộ NN-PTNT có những chính sách, quyết sách, chủ trương hỗ trợ rõ ràng để cứu ngành chăn nuôi lợn.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm