| Hotline: 0983.970.780

Chúng ta đang cố chống dịch, chứ chưa kiểm soát nó

Thứ Tư 27/03/2019 , 15:43 (GMT+7)

"Tôi nghĩ trong thời gian qua, có cảm giác là chúng ta đang cố gắng dập dịch, chứ không phải là kiểm soát nó..." - ông Đào Mạnh Lương, TGĐ Tập đoàn Mavin, chia sẻ.

Ông Lương cho rằng, chúng ta phải thấy rằng ngày thứ 6 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã đưa ra văn bản đề nghị các địa phương có giải pháp duy trì đàn giống. Đây không chỉ là vấn đề dập dịch mà phải duy trì đàn lợn. Một năm vừa qua, tổng đàn nái của Trung quốc đã giảm 20%, giá lợn trong tuần vừa qua tăng 37%. Vậy trong 6 tháng tới Việt Nam có khủng hoảng thịt lợn hay không?

Tây Ban Nha, Ba Lan hay nhiều nước Châu Âu rất thành công về vấn đề kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi, và tôi tin Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nhưng truyền thông dường như đang cố gắng để dẹp nó, tôi nghĩ đó là điều không thể. Bởi vậy, truyền thông cần đảm bảo tính khách quan để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn, bởi rất khó để tìm ra loại thực phẩm nào thay thế hoàn toàn cho thịt lợn.

Ông Đào Mạnh Lương, TGĐ Tập đoàn Mavin, cho rằng: "Chúng ta đang cố gắng dập dịch, chứ không phải là kiểm soát nó"

Chúng tôi đề nghị Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ đưa ra hành động mang tính liên bộ. Ví dụ Bộ Y tế kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm để người tiêu dùng tin rằng virus ASF không làm hại đến sức khoẻ con người. Chúng tôi cũng đang sử dụng các biện pháp quyết liệt khác như ngăn lưới ở các trại nái. Nhân viên đã được tuyên truyền và phải làm việc 26 ngày liên tục trong trại không được ra ngoài.

Tháng 11 năm ngoái, ở Mỹ đã có hội thảo rất chuyên sâu về vấn đề này. Họ khẳng định nguyên liệu thức ăn là nguyên nhân quan trọng khiến dịch tả lợn lây lan. Bởi vậy, toàn bộ nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phương tiện, vật liệu trong trại đều phải sát trùng rất cẩn thận.

“Hiện nay, mọi người đưa ra quan điểm là chưa có phương pháp chữa, hoặc chưa có vắc xin. Nhưng tôi nghĩ rằng, thế giới chưa sản xuất ra vắc xin vì nhu cầu sử dụng chưa cao. Và tôi tin rằng chỉ trong 12 tháng tới là sẽ có vắc xin phòng bệnh. Nếu có doanh nghiệp sản xuất được vắc xin, tôi rất mong Cục Thú y, Bộ NN-PTNT cần đẩy nhanh nghiên cứu và ban hành các thủ tục để doanh nghiệp trong nước có thể sử dụng vắc xin trong phòng bệnh trên đàn vật nuôi”, ông Lương nói.

Xem thêm
Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.