| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi một năm được mùa, được giá

Thứ Tư 26/12/2018 , 14:05 (GMT+7)

Ngày 25.12, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện của ngành chăn nuôi trong năm 2018. 

Đây là năm mà ngành chăn nuôi giữ được sự ổn định sau chặng đường suy thoái những năm trước, nhất là đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các DN lớn vào chế biến, làm bàn đạp để tiến lên chặng đường mới.

17-23-32_dscf6313
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo hội nghị

2018 là năm mà giá của các sản phẩm chăn nuôi đã được duy trì và giữ ở mức khá, giúp người chăn nuôi cơ bản có lãi. Sau cuộc khủng hoảng giá lợn trong 2 năm 2016 - 2017, giá lợn hơi trên phạm vi cả nước đã đột ngột sốt giá mạnh kể từ giữ năm 2018, có thời điểm nhảy lên mức xấp xỉ 60.000 đồng/kg. Trước tình hình đó, Chính phủ thậm chí đã phải có ý kiến chỉ đạo Bộ NN-PTNT khẩn trương tìm biện pháp kiểm soát giá lợn trong nước.

Bộ NN-PTNT chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp như tăng nguồn cung, bán lợn đúng độ tuổi, cảnh báo tránh việc đầu cơ gây khan hiếm cục bộ và “tăng ảo” giá lợn. Đặc biệt, tháng 8/2018, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã làm việc với 12 DN có thị phần chi phối đến thị trường thịt lợn đề nghị các DN đồng thuận giảm giá bán và tăng lượng cung nhằm ổn định thị trường, hạn chế nguy cơ NK ồ ạt thịt lợn vào thị trường Việt Nam.

Theo đó, đề nghị này đã được các DN đồng tình và giá lợn trong nước đã từng bước được kiềm chế theo chiều hướng giảm dần kể từ tháng 10 và tháng 11/2018. Hiện tại, giá lợn hơi xuất chuồng bình quân tại các tỉnh miền Bắc đã được duy trì ổn định từ mức 44.000 - 46.000 đồng/kg, miền Nam từ 48.000 - 50.000 đồng/kg. Đây là cơ sở quan trọng để tạo nên một nền chăn nuôi bền vững, tránh các cú sốc về thị trường có thể xẩy ra tương tự như 2 năm trước.

Cùng với giá lợn, gia cầm cũng là mặt hàng đã đi vào quỹ đạo ổn định nhiều năm nay với mức giá có lãi tốt cho người chăn nuôi. Đặc biệt từ giữa năm 2018 đến nay, giá gà công nghiệp lông trắng đã tăng trở lại, bình quân dao động quanh mức 32.000 - 36.000 đồng/kg ở miền Bắc và 26.000 - 29.000 đồng/kg ở miền Nam. Giá gà lông màu trên phạm vi cả nước bình quân từ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Với việc ngành sữa năm 2018 tăng trưởng 9%, giá sữa các DN thu mua cho nông dân luôn được duy trì ổn định ở mức khá cao, từ 12.000 - 14.000 đồng/kg.

Chăn nuôi lợn phục hồi trở lại sau khủng hoảng đã giúp tổng sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017 (vượt so với kế hoạch là 3,77 triệu tấn). Chăn nuôi gia cầm cũng duy trì sự phát triển ổn định, dự tính cả năm sản lượng thịt gia cầm khoảng 1,1 triệu tấn, tăng 6%; sản lượng trứng khoảng 11,8 tỉ quả, tăng 11% so với năm 2017.

17-23-32_img_5363_chn_nuoi_trong_tri_1
2018 là năm ngành chăn nuôi có nhiều kết quả lạc quan

Tại một số địa phương như Đồng Nai, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam…, sau khi hồi phục chăn nuôi lợn sau khủng hoảng, quy mô chăn nuôi đã được dịch chuyển sang hướng tập trung công nghiệp, trang trại lớn và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý: Bên cạnh những thành công đạt được, ngành chăn nuôi năm 2018 vẫn còn nhiều hạn chế. Giá thành sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam nhìn chung vẫn còn cao hơn so với các nước chăn nuôi tiên tiến trên thế giới từ 10 - 12%; giống và chất lượng thức ăn chăn nuôi vẫn còn những vấn đề cần tăng cường quản lí; ô nhiễm môi trường, quản lí giết mổ trong chăn nuôi nhiều nơi vẫn nhức nhối. Việc kiểm soát chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi mặc dù đã được siết chặt, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn những nguy cơ cần tiếp tục tăng cường quản lí. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi đang tiềm ẩn, cần hết sức đề phòng cảnh giác, nhất là dịch tả lợn châu Phi, bệnh lở mồm long móng, tai xanh…

Bên cạnh đó, bối cảnh quốc tế trong ngành chăn nuôi đang có bước phát triển rất nhanh chóng, nhất là công nghệ về giống, công nghệ quản lí thông minh tự động hóa trong chăn nuôi trên thế giới đang ngày càng bùng nổ. Điều này đặt ra thách thức cho ngành chăn nuôi Việt Nam nếu không kịp thời bắt nhịp, sẽ có nguy cơ tụt trở lại phía sau…

Đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ

Trong năm 2018, hàng loạt các NM lớn đi vào hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Điển hình như tổ hợp giết mổ, chế biến thịt lợn quy mô 1,5 triệu con/năm (vừa khánh thành tháng 12/2018) với công nghệ hiện đại nhất châu Âu của Tập đoàn Masan tại Hà Nam; NM giết mổ, chế biến thịt lợn của Cty TNHH Biển Đông DHS (khánh thành và hoạt động từ tháng 11/2018) với công suất 350.000 lợn thịt/năm; khánh thành và đi vào hoạt động NM chế biến trứng gia cầm của Cty DTK tại Phú Thọ với công suất 60 nghìn trứng/giờ; NM chế biến trứng của Cty Ba Huân tại Phúc Thọ (Hà Nội) công suất 65.000 trứng/giờ…

Theo Cục Chăn nuôi, nhiều DN lớn khác cũng đang lên kế hoạch xúc tiến đầu tư vào giết mổ - chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi như: Tập đoàn C.P đã hoàn thiện xong khâu khảo sát tại địa bàn Hà Nội và Bắc Giang nhằm xúc tiến việc đầu tư xây dựng các NM chế biến thịt lợn, gia cầm; tập đoàn DABACO đang triển khai đầu tư NM chế biến thịt lợn - gia cầm tại Bắc Ninh; tập đoàn GreenFeed đang xúc tiến đầu tư vào chuỗi chế biến thịt lợn tại Bình Thuận; tập đoàn Master Good (Hungary) sẽ đầu tư vào Thanh Hóa quy mô 8 triệu con gia cầm/năm...

Có thể nói chưa khi nào, ngành chăn nuôi lại chứng kiến một luồng gió đầu tư lớn như hiện nay. Đây cũng đang là động lực để có thể kỳ vọng chăn nuôi sẽ tiến xa hơn nữa ra thị trường XK, khi mà dư địa của ngành này còn rất lớn, trong khi đóng góp vào kim ngạch XK của ngành nông nghiệp lại còn quá bé nhỏ.

Năm 2018, chăn nuôi cũng đã có những tín hiệu lạc quan hơn trong hoạt động XK. Theo đó, kim ngạch XK các sản phẩm chăn nuôi cả năm ước đạt 550 triệu USD (gồm thịt lợn sữa, trứng vịt muối, sữa và sản phẩm sữa…).

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm