| Hotline: 0983.970.780

ChatGPT và Công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đào tạo

Thứ Tư 15/03/2023 , 14:12 (GMT+7)

Sáng 14/3, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm khoa học 'ChatGPT và Công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đào tạo tại trường ĐH Thuỷ Lợi – Cơ hội và thách thức'.

Nhằm định hướng cho giảng viên và sinh viên có kỹ năng sử dụng ChatGPT cũng như ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy và học tập một cách hiệu quả, Trường ĐH Thuỷ lợi đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học với chủ đề “ChatGPT và Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong đào tạo tại trường ĐH Thuỷ Lợi – Cơ hội và thách thức”.

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: ĐHTL.

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: ĐHTL.

Cuộc tọa đàm với sự chia sẻ của 2 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin là GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội và GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục (Bộ Giáo dục đào tạo).

GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch cộng đồng giáo sư ngành Công nghệ thông tin phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HG

GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch cộng đồng giáo sư ngành Công nghệ thông tin phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HG

"Trí tuệ nhân tạo là công nghệ hàm ngũ cho tương lai vì nó là một công nghệ số góp phần tạo ra những sản phẩm thông minh. Những sản phẩm thông minh ấy giúp cho tất cả các bên có thể thụ hưởng, tạo ra các giá trị gia tăng. Và điều đặc biệt là giá trị gia tăng ấy dựa trên trực tiếp từ dữ liệu. Thêm một lần nữa chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng các dữ liệu một cách hiệu quả để giải quyết các bài toán trong ứng dụng, trong sản xuất, trong kinh doanh, trong cuộc sống và đặc biệt là trong giáo dục đào tạo", GS.TS Nguyễn Thanh Thuỷ cho hay.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Thanh Thuỷ, sự xuất hiện của ChatGPT là cơ hội. Với cơ hội này thì thầy cô sẽ đỡ vất vả, người học đỡ vất vả nhưng chất lượng vẫn tăng.

"Hãy đi tìm ra chìa khóa để nó đạt sự đồng thuận theo nghĩa như vậy. Đó chính là bài toán của các nhà quản lý giáo dục. Chúng ta không nên đóng cửa, hãy để cho học sinh tiếp cận, nhưng hãy để học sinh nói ra tôi đã dùng cái này, cái kia. Như vậy mới giúp các em có nhận thức sử dụng 1 cách hiệu quả, có trích dẫn, có xác thực và có trách nhiệm. Tất cả những thứ ấy rất tốt và đương nhiên phải thay đổi, thay đổi theo hướng tốt, chắc chắn sẽ thu lại những kết quả tốt", GS.TS Nguyễn Thanh Thuỷ nhận định.

GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng trường ĐH Thủy lợi phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HG.

GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng trường ĐH Thủy lợi phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HG.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng trường ĐH Thủy lợi nhấn mạnh, việc ChatGPT ra đời ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, làm thế nào để sinh viên không lạm dụng các phần mềm Chat bot làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức cũng như làm thế nào để khẳng định được liêm chính trong thi cử, trong học thuật là điều các nhà quản lý, các thầy cô và bản thân sinh viên cần đặc biệt lưu ý...

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.