| Hotline: 0983.970.780

Chiếc thùng gỗ châm ngòi cuộc chiến đẫm máu thời Trung cổ

Thứ Ba 06/02/2018 , 13:05 (GMT+7)

Khó ai ngờ một thùng gỗ sồi chiến lợi phẩm lại có thể là nguyên nhân cuộc chiến tranh kéo dài gần hai thế kỷ ở Italy cách đây gần 700 năm.

Năm 1325, hai đội quân hùng mãnh giao tranh khốc liệt tại nơi mà ngày nay là thị trấn Castello di Serravalle thuộc khu vực Emilia-Romagna, Italy. Đây là trận chiến thời Trung cổ đẫm máu nhất, cướp đinh sinh mạng của hàng nghìn lính tráng, thay đổi cả lịch sử Italy và đẩy bán đảo vào một tình thế xung đột kéo dài hàng thế kỷ, theo War History Online.

12-08-19_the-wr-of-the-bucket
Cuộc chiến giữa hai phe ủng hộ Hoàng đế và Giáo hoàng nổ ra cách đây gần 700 năm ở Italy được châm ngòi từ một thùng gỗ sồi. Ảnh minh họa: Unknown5.com

Dù những cuộc đổ máu kiểu này khá phổ biến trong lịch sử châu Âu song nguyên nhân dẫn tới đối đầu lại vô cùng kỳ quặc. Nó bắt nguồn từ một chiếc thùng gỗ hay chính xác hơn là thùng gỗ sồi.

Mọi chuyện khởi nguồn vào tháng 10/1154 khi Hoàng đế La Mã Frederick Barbarossa (đồng thời là vua Đức) xâm lược Italy vì niềm tin mãnh liệt rằng ông mới là người được chọn để đại diện cho Chúa trời trên Trái Đất, không phải Giáo hoàng.

Tuy nhiên, người Italy nhất định không đồng tình. Theo họ, chính Giáo hoàng John XII là người đã trao vương miện cho Hoàng đế La Mã đầu tiên và dựa trên logic này, không ai xứng đáng với vai trò người kết nối giữa Chúa trời và thế giới hơn các vị giáo hoàng.

Hoàng đế Frederick phát động tấn công chiếm thành phố Milan, Tortona và Pavia, trở thành vua Italy. Ông sau đó chiếm đóng Bologna và Tuscany trước khi tiến thẳng đến Rome. Tại đây, Hoàng đế La Mã và Giáo hoàng Alexander III đã có cuộc thương thảo nhưng kết cục không đi đến đâu.

Hoàng đế Frederick tiếp tục cuộc xâm lược các thành phố khác cho đến khi chiến bại trước Liên minh Lombard trong Trận Legnano vào ngày 29/5/1176. Ông buộc phải trở về Đức, dù vậy cuộc chinh phạt mà Hoàng đế La Mã thực hiện đã tạo nên một mối chia rẽ chính trị sâu sắc suốt hàng thế kỷ ở Italy giữa một bên là những người Ghibelline theo phe Hoàng đế, bên còn lại là những người Guelf ủng hộ Giáo hoàng.

Italy lúc bấy giờ chưa phải một quốc gia thống nhất mà gồm các lãnh địa nhỏ là những bang thành thường xuyên giao tranh. Trong số đó có thành phố Modena theo phái Ghibelline và thành phố Bologna theo phái Guelf.

Ranh giới giữa hai thành phố này được Hoàng đế La Mã Frederick lập nên trước thời điểm ông bị đẩy lùi về nước, song tình hình tại Modena và Bologna vô cùng rối ren. Dù cách nhau gần 50 km, sự khác biệt về đấng tôn thờ khiến căng thẳng giữa hai thành phố luôn nóng. Những cuộc xung đột biên giới nhỏ lẻ liên tục nổ ra với thế giằng co.

Năm 1309, Rinaldo “Passerino” Bonacolsi trở thành người cai trị Mantua, Modena, Parma và Reggio. Ông tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào lãnh địa Bologna. Vì thế, Giáo hoàng John XXIII tuyên bố Bonacolsi là kẻ thù của Giáo hội. Giáo hoàng xá tội cho bất kỳ ai tấn công thành công nhằm vào các lãnh địa do Bonacolsi cai quản.

Đầu năm 1325, xung đột biên giới giữa hai thành phố gia tăng. Tháng 7, người Bologna mở các cuộc đột kích nhằm vào những trang trại của người Modena, tàn sát dân thường và thiêu rụi hàng loạt cánh đồng rồi rút lui. Nhưng không chỉ thế, một số người còn lấy trộm đồ đạc trước khi trở về Bologna.

Tháng 9/1325, Bonacolsi mở cuộc tấn công trả thù và các binh sĩ Mantua của ông đã chiếm được thành Monteveglio, cách Bologna khoảng 19 km. Lợi dụng tình hình hỗn loạn, vài binh lính do Bonacolsi chỉ huy đã lẻn vào Bologna, trộm một thùng gỗ đựng đầy chiến lợi phẩm để mang về trưng bày tại Modena.

Tức giận, người Bologna yêu cầu đối phương hoàn trả chiếc thùng cùng những vật phẩm bên trong nhưng bị khước từ. Cuộc chiến tranh vì chiếc thùng gỗ sồi chính thức nổ ra vào ngày 15/11/1325.

Malatestino dell Occhio, lãnh chúa vùng Rimini, đại diện Giáo hoàng, dẫn binh sĩ Bologna và các đồng minh từ Florence và Romagna tới bao vây chiếm lại thành Monteveglio. Họ gặp phải sự chống trả quyết liệt từ đội quân do Bonacolsi dẫn dắt dưới sự hỗ trợ của các chiến binh Đức do Hoàng đế Frederick cử tới.

Giáo hoàng John XXIII có một đội quân gồm khoảng 30.000 lính bộ binh và 2.000 kỵ sĩ. Quân Modena có lực lượng nhỏ bé hơn với khoảng 5.000 lính bộ và 2.000 hiệp sĩ. Dù thua kém về quân số, người Modena vẫn bắt đầu phát động tấn công ngay khi Mặt trời lặn. Họ tiến về tường thành quanh thành phố Bologna song không bao vây mà chỉ phá hủy các lâu đài bảo vệ vòng ngoài ở Crespellano, Zola, Samoggia, Anzola và Castelfranco. Họ cũng bắt giữ 26 quý tộc đưa về Modena làm con tin.

Ước tính, khoảng 2.000 người đã bỏ mạng ở cả hai phía trong cuộc chiến. Tháng 1/1326, một hiệp ước được ký kết, theo đó người Modena đồng ý trả Monteveglio cùng những tài sản khác cho Bologna, song hòa bình chưa thể lập lại.

Cuộc chiến giữa phe Ghibelline và phe Guelf tiếp diễn tới tận năm 1529 khi Hoàng đế Charles I của Tây Ban Nha xâm lược Italy. Lúc này, đôi bên mới chấp nhận đình chiến nhằm cùng chống kẻ thù chung.

Sau chiến tranh, thùng gỗ sồi được trưng bày trang trọng ở Modena và lưu giữ tại tháp chuông Torre della Ghirlandina như một minh chứng cho thắng lợi.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm