| Hotline: 0983.970.780

Chiến lược phát triển phân bón hữu cơ

Thứ Hai 27/05/2019 , 09:16 (GMT+7)

Phân hữu cơ vừa cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, vừa cung cấp cho đất một lượng mùn lớn để duy trì sự hoạt động của các sinh vật và vi sinh vật. 

* Một cuộc cách mạng, xu thế tất yếu của thế kỷ XXI
 

Tầm quan trọng của phân bón

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA), việc bón phân bón đồng bộ sẽ giúp năng suất cây trồng tăng 35-45%. Cứ 03 người sống trên hành tinh thì có 01 người sống nhờ năng suất của phân bón.

1511113075132536825
Phân hữu cơ là xu thế trong SX nông nghiệp trên thế giới.

Hàng nghìn năm về trước, SX nông nghiệp chủ yếu dựa vào đất và phân xanh, phân chuồng, các bã hữu cơ thải... Nhiều thập kỷ gần đây, để đáp ứng nhu cầu lương thực cho việc bùng nổ dân số, nền nông nghiệp ngày càng tăng cường sử dụng phân bón.

Cũng theo FAO, hầu hết các nước trên thế giới trên thế giới nông dân đều lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học, đưa xuống đồng ruộng khoảng 100 triệu tấn phân hóa học mỗi năm. Ở Việt Nam trong 20 năm qua, đổ xuống đồng ruộng khoảng 165 triệu tấn phân bón các loại, chủ yếu là phân hóa học. Và, đất bị quay vòng SX hằng trăm lần, đất bị vắt kiệt chất dinh dưỡng hữu cơ.

Đặc biệt vài chục năm trước, phong trào SX nông nghiệp hàng hóa khiến nông dân đua nhau dùng phân bón hóa học, càng làm cho đất bị suy thoái, chai hóa trầm trọng. Thời nay, tự thân nền SX nông nghiệp không thể làm ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hàng hóa được, điều đó là tất nhiên. Có thể khẳng định, không có phân bón hữu cơ đi trước thì không thể có một nền nông nghiệp hữu cơ hàng hóa bền vững, đột phá.

Các nghiên cứu của FAO và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, chưa có một loại phân bón hóa học nào dùng đúng liều lượng trong nông nghiệp mà không gây độc hại cho con người, không gây ô nhiễm môi trường... Hậu quả là, nhiều loại cây bị đột biến gen, làm thay đổi cơ chế di truyền, làm giảm phẩm cấp độ thơm ngon của nông sản. Còn đối với con người, là gây đột biến nhiễm sắc thể và nhiều bệnh khác.

Việc sử dụng phân bón hoá học liên tục còn làm ô nhiễm môi trường, làm cho đất bị bạc màu suy thoái và chua phèn, vai trò của vi sinh vật trong đất giảm, từ đó sẽ làm thay đổi cả một cộng đồng vi sinh vật, và kết quả dẫn đến sự thay đổi quá trình sinh hóa diễn ra trong đất và chính các yếu tố trên là tác nhân làm thoái hóa thảm thực vật tự nhiên của đất.
 

Lợi ích phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ vừa cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, vừa cung cấp cho đất một lượng mùn lớn để duy trì sự hoạt động của các sinh vật và vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ được chuyển đổi từ những thành phần dễ phân hủy trong nguyên liệu hữu cơ như chất xơ, tinh bột, protein, amino acid... Từ đó phân hữu cơ giúp tạo ra các nông sản thơm ngon, chất lượng cao.

bon-phn-huu-co-cho-dt-co-tc-dung-gi-2132546132
Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ sang SX phân bón hữu cơ.

Phân bón hữu cơ còn góp phần quan trọng vào việc cải tạo, trả lại thảm thực vật của đất. Phân bón hữu cơ khác với phân bón hóa học (vô cơ), các chất dinh dưỡng được tổng hợp từ công nghệ hóa, các quặng vô cơ và dưới dạng muối... những yếu tố hóa học này đưa vào đất là tác nhân gây suy thoái, thay đổi thảm thực vật làm cho đất chai sạn, mất dần chất dinh dưỡng trong đất.

Theo số liệu của FAO, năm 2014, SX nông nghiệp hữu cơ trên thế giới đã xuất hiện ở 170 nước, với tổng diện tích canh tác 43,7 triệu ha. Việt Nam có diện tích đất canh tác đứng thứ 56/170 nước. Thế giới ngày càng quan tâm tới an toàn thực phẩm và chất lượng nông sản, nhiều quốc gia đã quan tâm phát triển và chuyển hướng sang SX nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Nhiều siêu thị đã xuất hiện các mặt hàng nông sản hữu cơ có giá bán cao hơn các loại nông sản canh tác truyền thống. Trên thế giới, các nước nhập khẩu nông sản đã bắt đầu kiểm tra rất nghiêm ngặt chất lượng nông sản. Đặc biệt, họ quan tâm tới tồn dư các chất kháng sinh, tồn dư thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng và hàm lượng các kim loại nặng.

Khi Việt Nam gia nhập WTO thì vấn đề thuế quan không phải là điều trở ngại mà trở ngại chính là hàng rào kỹ thuật mà các thông số chính lại là hàm lượng tồn dư các chất kể trên. Chính vì vậy, muốn chuyển hướng theo xu thế nông nghiệp hữu cơ nhằm đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững, bảo đảm an toàn thực phẩm và đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng thì tất yếu phải có một ngành SX phân bón hữu cơ đi trước.

Trong cơ chế thị trường hội nhập sâu với các nước, chúng ta thấy đa số sản phẩm nông sản Việt Nam kém cạnh tranh về chất lượng mẫu mã, thương hiệu cũng mờ nhạt. Tỉ như Việt Nam đã xuất khẩu gạo trên 20 năm nhưng chúng ta chưa có thương hiệu gạo quốc tế. Trong khi đó đi sau ta, tại Hội chợ Thương mại quốc tế năm 2014, năm 2015 và năm 2016, gạo thơm Phka Ramdoul (hay còn gọi là gạo lài Campuchia) đã ba lần trình làng, được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới.

(Chủ tịch Trung ương Hội Phân bón Việt Nam)

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.