| Hotline: 0983.970.780

Chính sách bảo hộ của Ấn Độ làm dấy thêm lo ngại về gạo

Thứ Bảy 28/05/2022 , 08:59 (GMT+7)

Rất có thể gạo sẽ trở thành mặt hàng tiếp theo là mục tiêu của chính sách bảo hộ lương thực của Ấn Độ, tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu.

Ấn Độ vẫn là nhà sản xuất và xuất khẩu gạo số một thế giới (đồ họa số lượng gạo xuất khẩu niên vụ 2020-2021 của các nước). Nguồn: USDA

Ấn Độ vẫn là nhà sản xuất và xuất khẩu gạo số một thế giới (đồ họa số lượng gạo xuất khẩu niên vụ 2020-2021 của các nước). Nguồn: USDA

Các nhà phân tích cho rằng, gạo không những là mặt hàng chủ lực quan trọng trong cơ cấu nhân khẩu của quốc gia trên một tỷ dân Ấn Độ mà còn đối với quá nửa dân số thế giới, sau khi nước này hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường vừa qua.

Hơn nữa, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường đã gây ra một cú sốc chấn động khắp các thị trường, khi nó đánh dấu sự leo thang trong chủ nghĩa bảo hộ lương thực, với hàng loạt quốc gia cắt giảm hoặc cấm xuất khẩu lương thực- thực phẩm.

Theo đó, một động thái tương tự đối với gạo của nhà xuất khẩu gạo số một thế giới trúng vào thời điểm các mặt hàng chủ lực như lúa mì và ngô đang tăng cao sẽ có nguy cơ đẩy thêm hàng triệu người vào tình trạng thiếu đói, và nguy cơ làm trầm trọng hơn lạm phát.

“Chính phủ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu lúa mì và vấn đề sẽ chỉ là thời gian khi nào các biện pháp hạn chế đối với xuất khẩu gạo mà thôi”, bà Radhika Piplani, chuyên gia kinh tế tại Yes Bank Ltd cho biết.

Hiện Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% các giao dịch thương mại gạo toàn cầu.

Một nguồn tin xác tín đề nghị giấu danh tính cho hay, tình hình dự trữ gạo tại Ấn Độ đã được thảo luận tại cuộc họp của một ủy ban liên bộ chuyên theo dõi giá cả các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, sau khi cân đối ủy ban liên bộ đã quyết định chưa cần thiết phải hạn chế các lô hàng gạo xuất khẩu lúc này bởi Ấn Độ có lượng gạo dự trữ rất lớn.

"Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo là một khả năng và vẫn đang để ngỏ", Poornima Varma, trợ lý giáo sư tại Trung tâm Quản lý Nông nghiệp thuộc Viện Quản lý Ấn Độ, Ahmedabad, cho biết. Bà Varma nói, đồng thời chia sẻ lý do: “Chính phủ có thể tính cần phải thay thế lúa mì bằng gạo để kiềm chế lạm phát trong nước và bảo vệ an ninh lương thực”.

Gạo có quan hệ mật thiết với lúa mì trong chế độ ăn uống của người Ấn Độ và hệ thống khẩu phần lương thực. Do đó việc thu mua lúa mì của chính phủ cho chương trình bảo hộ lương thực đã được tính toán từ trước nhằm kỳ vọng rằng sẽ đảm bảo nguồn cung gạo giá rẻ dồi dào.

Shirley Mustafa, nhà kinh tế tại Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) cho biết: “Số lượng gạo dự trữ công của quốc gia Nam Á có thể đủ đáp ứng nhu cầu phân phối công cộng cho người dân cả nước, ngay cả khi khẩu phần gạo tăng lên do tình hình lúa mì khan hiếm”.

Theo các chuyên gia, gạo là loại ngũ cốc quan trọng thiết yếu, giúp giữ cho cuộc khủng hoảng lương thực thế giới không trở nên tồi tệ hơn. Không giống như lúa mì và ngô, vốn đã chứng kiến ​​giá tăng chóng mặt do cuộc khủng hoảng tại Ukraine làm gián đoạn nguồn cung từ một nhà cũng cấp lớn, giá gạo hiện vẫn khá ổn định do sản lượng dồi dào cùng với lượng dự trữ tốt.

Biểu đồ giá lương thực thế giới từ tháng 6/2021 đến tháng 5/2022, trong khi lúa mì (đỏ) và ngô (xanh) tăng phi mã thì giá gạo (đen) vẫn khá ổn định. Đồ họa: Bloomberg

Biểu đồ giá lương thực thế giới từ tháng 6/2021 đến tháng 5/2022, trong khi lúa mì (đỏ) và ngô (xanh) tăng phi mã thì giá gạo (đen) vẫn khá ổn định. Đồ họa: Bloomberg

Tuy nhiên tình hình có thể thay đổi nếu Ấn Độ quyết định hạn chế xuất khẩu gạo. Nó có thể thúc đẩy các nước khác làm theo một kịch bản tương tự, giống như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng lương thực hồi năm 2008, khi Việt Nam hạn chế xuất khẩu gạo.

Hiện châu Á sản xuất và tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo, trong đó Ấn Độ chiếm 40% thương mại gạo toàn cầu. Do vậy các nhà phân tích cho rằng, bóng ma khủng hoảng lương thực lớn hơn có thể được ngăn chặn và không tái xuất, một khi các quốc gia châu Á không hoảng sợ.

BV Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết: “Với nguồn cung gạo dồi dào trong nước, tôi thấy không cần phải cấm hoặc hạn chế xuất khẩu. Nếu chính phủ vẫn muốn áp đặt một hạn chế định lượng, thì đó có thể là một động thái chính trị và thương mại vì lợi ích quốc gia".

Hiện các nhà kinh tế dưới thời Thủ tướng Narendra Modi đang nỗ lực phối hợp để giải quyết bài toán lạm phát, nhằm tìm cách làm chậm đà tăng giá và giảm bớt tác động đến người tiêu dùng. Hiện lạm phát bán lẻ tại Ấn Độ đang ở mức cao nhất trong 8 năm, là một vấn đề nhạy cảm về chính trị và nó có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử.

Trong cuộc khủng hoảng lương thực hồi năm 2007-08, Ấn Độ từng phải đối mặt với giá lúa mì tăng vọt và quyết định hạn chế xuất khẩu. Chính phủ sau đó đã mua nhiều gạo hơn cho chương trình phân phối lương thực thay vì lúa mì. Để đảm bảo nguồn cung gạo rẻ và dồi dào, các quan chức cũng đã cấm xuất khẩu loại gạo non - Basmati vào tháng 10 năm 2007.

Gạo Basmati là một loại gạo hạt dài được biết đến với mùi thơm đặc trưng của Ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu gạo Basmati đạt 3,95 triệu tấn trong giai đoạn 2021-22 trong khi xuất khẩu gạo non-Basmati đạt 17,26 triệu tấn.

Suvodeep Rakshit, nhà kinh tế cấp cao tại hãng Kotak Institutions Equities, cho biết quyết định hạn chế xuất khẩu gạo sẽ phụ thuộc vào giá cả như thế nào trong những tuần tới. Ngoài ra là tình hình mùa vụ sắp gieo sạ và sản lượng phụ thuộc vào thời tiết ra sao. Ông Rakshit nói: Nếu thời tiết thất thường và giá gạo tăng, có khả năng hoạt động xuất khẩu gạo sẽ bị hạn chế.

(Bloomberg)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất