| Hotline: 0983.970.780

Chợ Lách xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Thứ Sáu 17/12/2021 , 07:14 (GMT+7)

Giai đoạn 2021-2025, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, thu nhập người dân từ 90 -95 triệu đồng, hộ nghèo dưới 3%.

Năm 2020, Chợ Lách là địa phương cấp huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Bến Tre. Phát huy kết quả đó, giai đoạn 2021-2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chợ Lách đặt mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Đồng thời, hướng đến huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2030.

Đến nay, qua một năm kể từ ngày được công nhận huyện đạt chuẩn NTM, diện mạo nông thôn ở Chợ Lách ngày càng khởi sắc, nhân dân phấn khởi. Theo phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, đến thời điểm này, bình quân số tiêu chí xã NTM nâng cao của huyện đạt được là trên 12 tiêu chí/xã (số tiêu chí xã NTM nâng cao là 15 tiêu chí).

Trong đó, huyện Chợ Lách đã thẩm định thêm 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đó là các xã Phú Sơn và Hưng Khánh Trung B. Hiện UBND huyện Chợ Lách đã hoàn thành thẩm tra và trình hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Bến Tre công nhận.

Xã Phú Sơn vừa được UBND huyện Chợ Lách đánh giá hoàn thành 15/15 tiêu chí xã NTM nâng cao. Ảnh: Minh Đảm.

Xã Phú Sơn vừa được UBND huyện Chợ Lách đánh giá hoàn thành 15/15 tiêu chí xã NTM nâng cao. Ảnh: Minh Đảm.

Tại xã Phú Sơn, đơn vị vừa được UBND huyện Chợ Lách công nhận hoàn thành 15/15 tiêu chí xã NTM nâng cao, ông Phạm Hoàng Nam – Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã Phú Sơn là xã nông nghiệp có thế mạnh nông nghiệp với khoảng 70% số hộ dân làm nghề sản xuất cây giống và hoa kiểng. Bình quân mỗi năm xã cung cấp ra thị trường khoảng trên 3 triệu sản phẩm các loại. Riêng năm 2021, ước khoảng 4,5 triệu sản phẩm.

Từ khi được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2016, Đảng bộ và nhân dân xã quyết tâm không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí, đưa diện mạo nông thôn ở Phú Sơn không ngừng đổi mới. Đến nay, nhờ các nguồn lực xây dựng NTM mà diện mạo nông thôn của Phú Sơn đã khởi sắc hơn rất nhiều so với thời điểm mới được công nhận đạt chuẩn NTM.

Điển hình như trên tiêu chí giao thông, các tuyến đường trục ấp, liên ấp theo quy hoạch  toàn  xã  có  7  tuyến  với  tổng chiều dài tổng số trên 7km đã hoàn thành đưa  vào  sử  dụng  100%, so với  thời điểm đạt chuẩn NTM 5 tuyến, dài 3,9 km thì tăng gần gấp đôi. Riêng các tuyến đường ngõ, xóm, toàn xã có tổng số 24 tuyến dài trên 15km, đã bê-tông hoá được gần, 10km so với thời điểm đạt chuẩn NTM tăng trên 4km.

Qua công tác vận  động chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thay đổi  tập quán canh tác truyền thống UBND xã Phú Sơn đã hỗ trợ các  hoạt  động khuyến  nông giúp người dân tiếp  cận các dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao  ý thức  bảo  vệ  môi  trường trong sản xuất kinh doanh, đẩy  mạnh  liên kết 4  nhà trong sản xuất  và  tiêu thụ, chú trọng yếu tố uy tín và thị trường...

Bên cạnh đó, đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ  thống giao  thông, thủy lợi, điện nông thôn,  nước  sạch,... phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời thu hút đầu tư, mở rộng doanh nghiệp trên địa bàn. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2021 đạt 63 triệu đồng/người/năm, so với thời điểm đạt chuẩn NTM tăng gần 30 triệu đồng/người/năm.

Ông Nguyễn Trí Tâm - Chủ cơ sở kinh doanh cây giống hoa kiểng Tấn Tài nhận xét, diện mạo nông thôn ở Phú Sơn ngày càng khởi sắc. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Trí Tâm - Chủ cơ sở kinh doanh cây giống hoa kiểng Tấn Tài nhận xét, diện mạo nông thôn ở Phú Sơn ngày càng khởi sắc. Ảnh: Minh Đảm.

Cơ sở sản xuất và kinh doanh cây giống, hoa kiểng Tấn Tài ở ấp Lân Tây, xã Phú Sơn chuyên sản xuất và cung ứng các loại cây giống và hoa kiểng ra thị trường các tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài như: sầu riêng, mít, bưởi, na,… Nhờ xây dựng NTM, đường sá được mở rộng, cơ sở này hàng năm cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm các loại ra thị trường.

Ông Nguyễn Trí Tâm, chủ  cơ sở Tấn Tài cho hay: “Khi thực hiện NTM tôi thấy diện mạo nông thôn ở xã chuyển biến rõ rệt. Nhất là giao thông thuận lợi nên mua bán của bà con rất thuận tiện. Đường sá thông thương xe cộ, không còn vận chuyển khó khăn nữa, các xe tới nơi bốc dỡ hàng hoá rất thuận tiện nên nhiều người ở các tỉnh về đây mua cây giống hơn. Không chỉ riêng tôi mà bà con ở đây sản xuất ra sản phẩm đều bán được hết, rất phấn khởi.”.

Cũng nhờ đường sá thuận tiện, buồn bán dần trở nên sầm uất hơn, công ăn việc làm được tạo ra ngày càng nhiều nên đời sống các hộ dân sản xuất cây giống ở Phú Sơn ngày càng khấm khá hơn. Hiện xã Phú Sơn còn 44/2209 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,01% (đã trừ 22 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội), so với thời điểm đạt chuẩn NTM, giảm 93 hộ.

Theo Bí thư Huyện ủy Chợ Lách Nguyễn Văn Đảm, để đạt được mục tiêu xây dựng đạt chuẩn huyện NTM nâng cao vào năm 2025 và NTM kiểu mẫu vào năm 2030, Chợ Lách cần quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, xác định mục tiêu, nhiệm vụ sát với tình hình thực tế, phù hợp với định hướng của Trung ương, tỉnh trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2020 - 2025.

Cả hệ thống chính trị tiếp tục lấy xây dựng NTM làm nền tảng, là trọng tâm, là mũi đột phá trong chỉ đạo của các cấp ủy, sự điều hành của chính quyền và công tác tuyên truyền, vận động của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở ngày càng chuyên nghiệp, để tạo động lực phát triển và quyết tâm phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn trở thành nơi đáng sống. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 90 - 95 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.

  • Tags:
Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Thái Nguyên có 240 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP

Trong số các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên, có 155 sản phẩm đạt 3 sao, 83 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.