| Hotline: 0983.970.780

Chọn giống lợn rừng

Thứ Ba 18/10/2011 , 11:07 (GMT+7)

Người chăn nuôi cần nắm vững một số đặc điểm chính của lợn rừng khi chọn giống để khỏi bị nhầm lẫn với lợn nhà và các giống lợn nuôi khác...

Nhận dạng: Người chăn nuôi cần nắm vững một số đặc điểm chính của lợn rừng khi chọn giống để khỏi bị nhầm lẫn với lợn nhà và các giống lợn nuôi khác đang có trên thị trường. Lợn rừng có một số biểu hiện ngoại hình như sau:

Lông: Mỗi gốc lông chứa 3 lông. Cấu trúc lông cứng, nhám. Lông mọc dày. Lông bờm cứng đậm màu và mọc dài hơn các phần lông khác trên cơ thể. Lông bờm mọc kéo dài từ đỉnh đầu đến gần mông sau của thân. Lông lợn sơ sinh có sọc vằn nâu vàng, vàng hoặc trắng trên nền da đen, nâu. Có sự thay đổi màu lông khi hết 3 tháng tuổi.

Da: Rất dày, màu nâu, đen hoặc vàng nâu. Tai nhỏ dựng sát đầu. Mắt nhỏ, tinh anh. Mõm to nhưng gọn, chắc khỏe.

Thân hình: Gọn chắc, thon dài. Phần vai nhô cao hơn phần mông. Chân nhỏ cao, nhanh nhẹn. Đuôi dài hay ve vẩy.

Chọn giống lợn rừng nuôi tốt: Chọn giống lợn rừng hiện chưa có phương pháp chuẩn xác, giống lợn rừng hiện nay khá đa dạng, chưa ổn định về số lượng và chất lượng, có nhiều nguồn giống nhập khẩu tiểu ngạch từ các nước và nhiều giống bản địa chưa được thống kê hết. Chủ yếu chọn giống theo kinh nghiệm đúc kết của người chăn nuôi như sau:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 207 ra ngày 18/10/2011)

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.