| Hotline: 0983.970.780

Chồn hương dễ nuôi, giá cao

Chủ Nhật 10/01/2021 , 12:04 (GMT+7)

Chồn hương rất thích ăn loại cá tươi sống, chuối chín, trái cây. Càng vận động nhiều, chồn càng khỏe, đẻ nhiều. Người nuôi chồn phải được ngành kiểm lâm địa phương cấp giấy phép.

Anh Trần Quốc Khánh, ở ấp Thới Thạnh, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ là một trong những hộ tiên phong nuôi chồn hương trong chuồng với số lượng gần 50 con lớn nhỏ. Bình quân mỗi năm, anh Khánh có nguồn thu nhập gần 300 triệu đồng nhờ việc bán con giống và chồn thương phẩm.

Chồn hương (hay còn gọi cầy vòi hương) là động vật hoang dã, sống chủ yếu ngoài môi trường tự nhiên. Gần đây, loài vật này đang được thuần hóa, trở thành vật nuôi làm kinh tế của người dân miền Tây. Nuôi chồn chi phí khá thấp, trong khi đó giá bán cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc.

Để nuôi chồn, có thể tận dụng diện tích đất trống quanh nhà rồi xây chuồng bằng gạch, tráng xi măng. Người nuôi chồn phải được ngành kiểm lâm địa phương cấp giấy phép. 

Anh Trần Quốc Khánh đang chăm sóc trang trại nuôi chồn hương của mình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Trần Quốc Khánh đang chăm sóc trang trại nuôi chồn hương của mình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Riêng mô hình nuôi chồn hương của anh Khánh, do không có đất rộng nên tận dụng mặt ao nuôi cá bên hông nhà để xây nhà sàn làm chuồng nuôi chồn. Việc này vừa giúp chuồng luôn được thoáng mát vào mùa nắng nóng, vừa nhẹ công vệ sinh chuồng trại, phân chồn khi rớt xuống ao làm thức ăn cho cá.

Anh Khánh chia sẻ: Chuồng nuôi chồn hương làm bằng gỗ, xung quanh bao lưới, phía trên lợp tôn. Lưu ý diện tích chuồng phải rộng, thoáng mát giúp cho chồn bố mẹ vận động, càng vận động chồn càng khỏe, đẻ nhiều. Phía trong chuồng để một cục đất, giúp chồn cảm thấy thoải mái như đang sống ở ngoài môi trường tự nhiên.

Nói về kỹ thuật nuôi chồn hương anh Khánh chia sẻ: Chồn nuôi có điểm yếu nhất, đó là hệ tiêu hóa đường ruột mềm yếu nên phải chọn kỹ về thức ăn cho chồn. Đặc biệt chồn rất thích ăn loại cá tươi sống, vì vậy để đảm bảo sức khỏe chồn không bị bệnh về đường ruột, tốt nhất người nuôi chọn cá tươi sống, khi mua về và được làm sạch, loại bỏ ruột. Cũng đừng cho chồn ăn đồ ướp lạnh hoặc cho ăn cá biển nhiều quá. Ngoài cá sống ra, chồn rất thích ăn chuối chín và các loại trái cây khác.

Hiện tại mô hình nuôi chồn của anh Khanh mỗi ngày chỉ tốn khoảng 100.000 đồng tiền thức ăn và mất khoảng 30 phút vệ sinh chuồng. Mỗi ngày chỉ cần cho chồn ăn một lần vào buổi sáng, thức ăn phổ biến là cá và trái cây.

Chồn cho ăn đầy đủ và nuôi đúng kỹ thuật thì mỗi năm có thể sinh sản từ 2 – 3 lần/năm, mỗi lần sinh từ 1 – 3 con. Chồn cái mang thai khoảng 60 ngày thì sinh. Khi sinh con, chồn hương mẹ tự cho con bú, sau 50 - 60 ngày tuổi người nuôi tách chồn con ra riêng và dưỡng để xuất bán con giống hay tách bầy để nuôi thương phẩm. Chồn nuôi khoảng 15-20 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng khoảng 2 - 2,5 kg/con. 

Chồn nuôi khoảng 15-20 tháng tuổi thì đạt trọng lượng khoảng 2 - 2,5 kg/con có thể xuất bán thương phẩm hay con giống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chồn nuôi khoảng 15-20 tháng tuổi thì đạt trọng lượng khoảng 2 - 2,5 kg/con có thể xuất bán thương phẩm hay con giống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay mô hình nuôi chồn hương ở Cần Thơ còn hạn chế, cho nên số lượng không cung cấp đủ cho thương lái đến tìm mua chồn thịt và cả con giống, nên người nuôi không lo đầu ra. Với giá bán chồn hương thương phẩm từ 1 - 1,2 triệu đồng/kg, chồn bố mẹ 5 triệu đồng/cặp.

Ông Trần Văn Vui, cùng ngụ ấp Thới Thạnh, xã Giai Xuân bộc bạch: Gia đình tôi nuôi chồn hương 2-3 năm nay. Hiện tính cả đực lẫn cái, chuồng nuôi của tôi có 12 con. So sánh với các mô hình chăn nuôi khác, nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Nếu biết cách chăm sóc, chồn hương có thể sinh sản 3 lứa mỗi năm. Nuôi chồn hương ít tốn diện tích nuôi, lại nhẹ công chăm sóc.

  • Tags:
Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Cao su ngã xuống, hồ tiêu vươn mình

Quảng Bình Khi vườn cao su bị gió bão quật gãy đổ, gia đình ông Mai chuyển sang trồng hồ tiêu theo hướng hữu cơ với diện tích gần 2 ha, thu nhập gần nửa tỷ đồng/năm.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Ngư dân Đồ Sơn được mùa sứa đỏ

HẢI PHÒNG Sau hơn 20 năm, người dân vùng biển Đồ Sơn mới lại trúng đậm sứa đỏ, sau mỗi ngày ra khơi, hầu hết tàu thuyền trở về đều bội thu.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất