| Hotline: 0983.970.780

Chủ đề môn Ngữ văn được đánh giá 'hoàn hảo' trong bối cảnh hiện nay

Chủ Nhật 09/08/2020 , 12:47 (GMT+7)

Một số giáo viên nhận định, chọn bài thơ “Đất nước” để ra đề thi THPT quốc gia ở thời điểm hiện tại khi cả nước chống dịch là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Hầu hết các thí sinh đều phấn phởi sau khi thực hiện xong môn đầu tiên, các thí sinh cho rằng đề thi năm nay khá gần gũi, trong bối cảnh cả nước đang căng mình đồng lòng chống dịch Covid-19, nên nhiều em dự đoán được đề thi năm nay và làm được bài.

Bước ra từ điểm thi, thí sinh Nguyễn Ngọc Thanh Trâm, Trường THPT Thủ Đức (TP.HCM) tự tin cho biết, theo cá nhân em, đề thi năm nay không quá khó, học sinh trung bình có thể là được 60% đề bài. Nói về bài làm của mình Trâm tự tin cho rằng sẽ không dưới 7 điểm. Được biết năm nay Trâm thi vào khối C, chuyên ngành giáo viên.

Thí sinh Lê Phương Thanh đứng cạnh đó cho biết thêm, đề bài năm nay đưa ra đoạn thơ khá dài và nhiều vấn đề cần phân tích trong khi thời gian làm bài có 120 phút nên em và tất cả các bạn trong phòng tập chung làm bài đến những phút cuối cùng.

Thanh cho rằng, đề thi khá vừa sức và sẽ không khó để lấy điểm trên trung bình.

Tại điểm thi Trường THCS Võ Trường Toản (Q.1. TP. HCM), nhiều thí sinh rời phòng thi với tâm trạng vui tươi vì làm bài tốt. Đa số thí sinh cho rằng chỉ cần ôn bài kỹ, nắm vững kiến thức cơ bản chương trình học sẽ làm được bài thi. Đối với học sinh trung bình, khá sẽ dễ đạt 6 điểm trở lên.

Thí sinh Nguyễn Phú Vinh, Trường THPT Lương Thế Vinh chi sẻ, theo em đề dễ và em tự tin đạt điểm giỏi. Đặc biệt phần nghị luận xã hội với yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ bản thân về sự cần thiết phải “trân trọng cuộc sống mỗi ngày” rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Đòi hỏi thí sinh phải biết quan sát cuộc sống xung quanh, nhìn nhận từ bản thân, từ đó nói lên suy nghĩ.

“Theo em, được sinh ra trong cuộc sống đã là may mắn, được trải nghiệm nhiều điều thú vị mỗi ngày đã là hạnh phúc. Nhiều người ngoài xã hội có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật nhưng họ vẫn vươn lên để làm nhiều điều ý nghĩa cho cộng đồng. Từ những tấm gương này, nhắc nhở chúng em không chỉ trân trọng cuộc sống mà phải cố gắng học tập, rèn luyện mỗi ngày để trở thành người có ích cho xã hội”, Vinh cho biết.

Cô Nguyễn Thu Hà, giáo viên trường THPT Võ Trường Toản (quận Gò Vấp) chia sẻ, đề thi Ngữ Văn năm nay vừa tầm với thí sinh. Phần đọc hiểu rất ổn, còn phần nghị luận khơi gợi được thái độ sống tích cực nơi mọi người nói chung và thanh niên nói riêng, phù hợp với thời sự. Phần nghị luận văn học cũng rất sát với chương trình học và ôn tập của thí sinh.

Còn cô Nguyễn Thị Thu Phương, giáo viên Văn trường THPT Nguyễn Hữu Huân (quận Thủ Đức) thì cho rằng, tất cả câu hỏi của đề thi mạch lạc, rõ ràng, không có tính chất đánh đố, lắt léo học sinh.

Tuy nhiên, đề này có tính gợi mở, khơi gợi và giúp phân hóa học sinh. Bên cạnh việc có thể kiểm tra được những kiến thức cơ bản, kỹ năng của học sinh, thì còn giúp học sinh có thể thể hiện được khả năng đọc hiểu văn bản của mình.

Thứ hai, học sinh hoàn toàn có thể bày tỏ quan điểm, thái độ, cách đánh giá của mình về một giá trị, bắt đầu là nó dẫn dắt từ thiên nhiên cho đến giá trị sống của một cá nhân và cuối cùng là liên hệ đến giá trị của đất nước.

Đề thi vừa có thể kiểm tra kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh, vừa tạo điều kiện cho thí sinh thể hiện khả năng đọc hiểu văn bản cũng như khả năng cảm thụ vấn đề sâu sắc, vốn ngôn ngữ phong phú.

Đồng thời, các em có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về giá trị cuộc sống. Tổng thể đề thi được sắp đặt logic, chặt chẽ, dẫn dắt từ thiên nhiên đến giá trị sống của mỗi cá nhân và cuối cùng liên hệ đến giá trị của đất nước.

“Đề thi bám sát hai đề minh họa mà Bộ GD-ĐT đã ra vào tháng 5, tháng 6. Phần đọc hiểu bao gồm 4 câu tương đương với ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (từ thấp đến cao). Ở ba câu hỏi đầu tiên, học sinh có thể bám sát văn bản và sử dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản để giải quyết được yêu cầu. Câu cuối cùng trong phần đọc hiểu, học sinh cần có khả năng trình bày rõ ràng, mạch lạc quan điểm, thái độ của mình để dành được điểm.

Phần 2 nghị luận xã hội, nói về sự khắc nghiệt thiên nhiên nhưng ở phần vận dụng giúp các em hiểu được và thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt, thể hiện được giá trị sống ngay trong thời khắc nó. Từ ý kiến đó, sẽ giúp các em trân trọng hơn giá trị sống mỗi ngày. Đây là phần nghị luận xã hội vừa mang tính thời sự, vừa mang tính định hướng, tính giáo dục.

Tính thời sự ở đây thể hiện sự khéo léo, tinh tế, thông minh của người ra đề. Còn tính định hướng, giáo dục là khi các em học sinh đang ở ngưỡng bước sang tuổi trưởng thành, cho nên đề ra chính là trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

Khi học trò đọc đề này thì sẽ nghĩ đến rằng, cuộc sống không là mãi mãi, nó có những bất trắc mà mình không thể biết trước được như thiên tai, dịch bệnh... cho nên, khi được sống đối với mỗi người cần phải trân trọng nó. Do đó, khi học trò hiểu được giá trị cuộc sống đó thì sẽ giúp các em có một định hướng, và sống không lãng phí, sống một cách đúng đắn, hành động tích cực. Để từ đó, các em sẽ cố gắng, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, góp phần làm đẹp cuộc sống.

Phần 3 với bài thơ “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ có giá trị lịch sử trong thời điểm ra đời mà còn nguyên giá trị cho đến hôm nay và mai sau.

“Chọn bài thơ “Đất nước” để ra đề thi THPT quốc gia ở thời điểm hiện tại, đó là một sự lựa chọn hoàn hảo. Đoạn thơ nhấn mạnh vào sự đóng góp rất bình dị, đời thường của nhân dân lao động trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thông qua đoạn thơ, thí sinh có thể hiểu được vai trò và sức mạnh của tập thể, đồng thời cũng nhắc nhở thế hệ trẻ biết trân trọng những đóng góp thầm lặng của thế hệ trước để tạo nên “Đất Nước” như ngày hôm nay", cô Phương bày tỏ quan điểm.

Chiều nay (9/8), các em sẽ bước vào môn thi Toán lúc 14h30, thời gian làm bài 120 phút.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.