| Hotline: 0983.970.780

Chủ động công nghệ để hiện thực hóa giấc mơ thủy lợi tự động

Thứ Bảy 17/12/2022 , 14:03 (GMT+7)

Việc điều hành tự động hóa trong các ngành, nghề đặc biệt là thủy lợi sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó tiết kiệm được nhiều nhân lực, tiền của.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.

Trong cuộc trò chuyện cùng Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ: “Tôi có một giấc mơ, Việt Nam sẽ có một số hệ thống thủy lợi lớn có thể điều hành tự động”.

Những năm qua, một số cơ quan nghiên cứu thủy lợi của Việt Nam đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hiện đại trong vận hành, quản lý hồ chứa nước thủy lợi, điển hình là tại hồ Vực Mấu, một trong những hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Nghệ An; hồ có dung tích trữ 75 triệu m3, diện tích lưu vực 215 km2 có nhiệm vụ cấp nước cho 3.600 ha đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân 12 xã, phường của thị xã Hoàng Mai.

Từ khi được đầu tư hệ thống tự động, tất cả các thông tin trong lòng hồ và ở hạ du được cập nhật về trung tâm ngay tại trạm Vực Mấu, trên cơ sở đó đơn vị quản lý nắm bắt các dữ liệu, số liệu truyền về và triển khai điều hành.

Hệ thống phần mềm quan trắc, quản lý vận hành SCADA đã mang lại nhiều lợi ích trong việc dự báo được dòng chảy nước hồ, việc dự báo sẽ giúp cho công tác xả, đón lũ trước để giảm mực nước cho hồ trước lũ về khi bắt đầu đến chân lũ, các Công ty quản lý, vận hành hồ sẽ điều chỉnh quy trình xả để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bên cạnh đó, phần mềm còn hỗ trợ việc quan trắc, cung cấp số liệu một cách chính xác, trên cơ sở đó, chúng ta xây dựng được các kịch bản để hỗ trợ cho đơn vị quản lý vận hành ra quyết định xả lũ để đảm bảo vừa tích nước, vừa an toàn công trình, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Phần mềm Thủy lợi (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam).

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Phần mềm Thủy lợi (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam).

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Phần mềm Thủy lợi (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) cho biết : “Việc dự báo tuy không thể đạt chính xác 100%, nhưng nếu dự báo sớm trong khoảng 3 ngày, sẽ nhận diện được trận lũ ấy, biết được dung tích lượng nước đổ về hồ là khoảng bao nhiêu triệu m3, với lượng nước như thế sẽ đưa ra phương án xả trước lũ, sau đó khi đến chân lũ tiến hành điều chỉnh quy trình xả để tối ưu hóa tích nước cho vụ sản xuất nông nghiệp”.

Về “giấc mơ” thủy lợi tự động của  Thứ trưởng Võ Hoàng Hiệp, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Phần mềm thủy lợi (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) chia sẻ: “Các thế hệ trước cũng đã đặt nền móng cho giấc mơ ấy, là 1 đơn vị nghiên cứu chúng tôi cũng luôn cố gắng hiện thực hóa  giấc mơ của các thế hệ lãnh đạo đặc biệt trong ngành thủy lợi. Đến thời điểm này có thể khẳng định với tiềm lực về mặt công nghệ như hiện tại chúng ta hoàn toàn chủ động như ước muốn của Thứ trưởng”.

Để có thêm cơ sở cho việc số hóa thủy lợi, cần chú trọng khâu quản lý, vận hành các phần mềm công nghệ, đặc biệt ngành thủy lợi vẫn cần thêm các chính sách đầu tư diện rộng, trong đó chính sách thu hút nhân tài nên được đặt lên hàng đầu, tránh để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám.

Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ trong quản lý từ chi cục thủy lợi đến các công ty khai thác công trình thủy lợi để việc ứng dụng công nghệ được tiến hành tốt nhất, khi các sản phẩm công nghệ đi vào thực tiễn, đó sẽ là nguồn thu để chi trả cho các cán bộ nghiên cứu.

Đồng thời, những cơ quan đi đầu về xu hướng công nghệ như Trung tâm Công nghệ Phần mềm Thủy lợi (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) sẽ tích cực trong công tác phát triển, cập nhật những tính năng, phần mềm mới nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung từ các đơn vị sử dụng.

Xem thêm
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khởi động dự án nhà ở xã hội đầu tiên trong năm 2024 tại Đồng Nai

Đồng Nai Ngày 21/5, tại phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai) diễn ra Lễ khởi động dự án xây dựng nhà ở xã hội, do Công ty CP Chương Dương Homeland tổ chức.