| Hotline: 0983.970.780

Chủ động gặp cán bộ thú y tiêm vacxin cho vật nuôi

Thứ Sáu 19/07/2024 , 07:00 (GMT+7)

AN GIANG Nhờ thực hiện tốt và đẩy mạnh công tác tiêm vacxin phòng các bệnh bắt buộc theo quy định trên vật nuôi, tỷ lệ tiêm phòng của An Giang đạt trên 80% tổng đàn.

Nhờ thực hiện tốt và đẩy mạnh công tác tiêm vacxin phòng các bệnh bắt buộc theo quy định trên vật nuôi, nên tỷ lệ tiêm phòng ở An Giang đạt trên 80% tổng đàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ thực hiện tốt và đẩy mạnh công tác tiêm vacxin phòng các bệnh bắt buộc theo quy định trên vật nuôi, nên tỷ lệ tiêm phòng ở An Giang đạt trên 80% tổng đàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tăng trưởng ngành chăn nuôi 126 tỷ đồng

An Giang là một trong những tỉnh phát triển gia súc gia cầm khá mạnh ở ĐBSCL, đàn trâu, bò có khoảng 48.000 con, đàn heo 153.000 con, đàn gia cầm toàn tỉnh hiện có gần 7,6 triệu con, đàn chó 45.000 con, đàn dê toàn 11.000 con và đàn thỏ 3.500 con. Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.000 nhà nuôi yến phục vụ xuất khẩu.

Về quy mô chăn nuôi, An Giang có 115 trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn trên 38.000 con, 237 trang trại chăn nuôi bò quy mô từ từ 14 -3 0 con đạt số lượng hơn 6.000 con và 13 trang trại nuôi gà quy mô từ 2.000 con trở lên đạt tổng số 283.000 con và 171 trang trại nuôi vịt. Ước kết quả tăng trưởng chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2024 của An Giang tăng khoảng 126 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 52% kế hoạch năm 2024.

Ông Trần Tiến Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang cho biết: Để đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển ổn định và giảm dịch bệnh, ngành nông nghiệp luôn quan tâm hàng đầu là công tác phòng bệnh chủ động qua việc tiêm phòng vacxin nhằm giúp nông hộ chăn nuôi giảm dịch bệnh mà yên tâm phát triển nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm tại tỉnh theo hướng bền vững.

Để đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển ổn định và giảm dịch bệnh, ngành nông nghiệp luôn quan tâm công tác phòng bệnh chủ động qua việc tiêm phòng vacxin. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển ổn định và giảm dịch bệnh, ngành nông nghiệp luôn quan tâm công tác phòng bệnh chủ động qua việc tiêm phòng vacxin. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Riêng trong 6 tháng đầu năm ngành thú y tỉnh đã tiêm vacxin dịch tả tụ huyết trùng trên heo 38.428 con, lở mồm long móng heo 23.402 con, tai xanh 23.700 con và dịch tả heo Châu Phi là 790 con.

Tiêm vacxin trên trâu, bò phòng bệnh tụ huyết trùng 11.130 con, lở mồm long móng trâu bò 52.006 con lũy kế đã tiêm phòng còn bảo hộ đến nay là 48.119 con so với tổng đàn 52.619 con. Vacxin viêm da nổi cục trâu, bò là 5.370 con với lũy kế còn bảo hộ đến nay là 45.197 con đạt tỷ lệ 86% so với tổng đàn.

Đối với gia cầm đã tiêm vacxin cúm H5N1 hơn 3,8 triệu con (đối với vịt hơn 3,6 triệu con và gà 207.966 con trong đó số lượng hiện tại còn bảo hộ gần 4,7 triệu con và 439.418 con gà). Tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo nuôi được 30.209 với tổng đàn 38.764, đạt tỷ lệ 78%.

Nhìn chung, nhiều tháng qua với sự chủ động và nỗ lực của ngành nông nghiệp An Giang đã thực hiện tốt công tác phòng, chống các loại dịch bệnh động vật. Nhờ thực hiện tốt và liên tục đẩy mạnh công tác tiêm vacxin phòng các bệnh bắt buộc theo quy định trên vật nuôi, đảm bảo vật nuôi đều được tiêm phòng đầy đủ và đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 80% so với tổng đàn.

Ông Lê Văn Bưng, ở xã Tân Trung, huyện Phú Tân có trại nuôi bò rộng gần 1ha, nuôi 40 con bò sinh sản và bò thịt. Nhiều năm qua ông Bưng đã làm giàu từ nghề nuôi bò là nhờ ông biết chủ động gặp cán bộ thú y xã để đăng ký tiêm phòng vacxin cho đàn bò theo định kỳ hàng năm. Chính vì vậy, đàn bò của gia đình ông ít xảy ra dịch bệnh cả bò thịt, bò sinh sản mà chúng luôn khỏe mạnh và mau lớn.

“Nếu chỉ vì tiếc tiền mà không tiêm phòng vacxin định kỳ cho đàn bò, sớm muộn gì đàn bò cũng bị bệnh, lúc đó gây thiệt hại có khi lên cả trăm triệu đồng”, ông Lê Văn Bưng, ã Tân Trung, huyện Phú Tân chia sẻ.

Đàn gia cầm toàn tỉnh An Giang hiện có gần 7,6 triệu con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đàn gia cầm toàn tỉnh An Giang hiện có gần 7,6 triệu con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi vào mùa mưa bão

ĐBSCL bắt đầu vào mùa mưa bão, việc chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi vào giai đoạn này là vấn đề cấp thiết, đặc biệt hiện nay khi dịch bệnh trên đàn vật nuôi đang diễn biến phức tạp. Mầm bệnh hiện tiềm ẩn trong môi trường cũng như tồn tại trên cơ thể vật nuôi là khá cao, do đó nguy cơ xảy ra dịch bệnh là rất lớn.

Bên cạnh đó, thời tiết giao mùa, diễn biến phức tạp gây bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe giảm sức đề kháng của vật nuôi, là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát sinh và mưa bão không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đàn vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến việc dự trữ nguồn thức ăn hàng ngày.

Mặc khác, vào thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên đàn gia súc, gia cầm, việc thực hiện an toàn sinh học vào mùa mưa bão rất khó khăn, tạo cơ hội cho dịch bệnh bùng phát trở lại.

Do đó, trong thời điểm hiện nay việc đảm bảo an toàn sinh học cho vật nuôi là điều vô cùng cấp thiết. Người chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật những bản tin dự báo thời tiết hàng ngày để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Nên tăng cường chăm sóc cũng như tăng sức đề kháng cho vật nuôi, tăng khả năng chống chịu với những tác động bất lợi từ thời tiết cùng với sự đe dọa của dịch bệnh.

ĐBSCL bắt đầu vào mùa mưa bão, việc chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi vào giai đoạn này là vấn đề cấp thiết. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

ĐBSCL bắt đầu vào mùa mưa bão, việc chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi vào giai đoạn này là vấn đề cấp thiết. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trong mùa mưa bão, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang hướng dẫn người chăn nuôi một số biện pháp sau.

Trước thời điểm giao mùa thực hiện gia cố chuồng trại và chằng chống chuồng trại kiên cố, đặc biệt là gia cố lại mái chuồng để chống gió bão, chú ý có bạt che tránh mưa tạt gió lùa.

Khai thông cống rãnh để tránh ngập nước, kiểm tra hệ thống thoát nước thải cũng như nơi chứa để tránh tình trạng chất thải tràn ra vào mùa mưa gây ô nhiễm. Đối với những khu chuồng nuôi thấp có nguy cơ ngập lụt nên nâng nền chuồng hoặc làm hệ thống sàn chuồng để tránh nước ngập gây hại cho đàn vật nuôi.

Mật độ chuồng nuôi phù hợp, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng để giữ ấm cho vật nuôi, chú ý đặc biệt đối với gia súc, gia cầm mới nhập về.

Người nuôi luôn bảo đảm nguồn thức ăn đầy đủ, dự trữ thức ăn xanh, hô hoặc ủ chua rơm rạ với trâu bò.  Đối với heo, gia cầm thức ăn tinh và hỗn hợp. Chú ý, thức ăn phải được đặt nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc. Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn bị nấm mốc, hư lên men.

Nguồn nước cho vật nuôi phải bảo đảm đầy đủ nguồn nước sạch, mát cho vật nuôi. Quan trọng trong phòng bệnh cho vật nuôi đó là dự trữ thuốc thú y, vitamin, men tiêu hóa… để sử dụng cho vật nuôi khi cần thiết.

Đặc biệt, phải tuân thủ chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Đối với trâu, bò tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng (FMD), viêm da nổi cục.

Heo tiêm dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, FMD, tai xanh, dịch tả heo Châu Phi. Gia cầm tiêm Newcastle, Gumboro, cúm gia cầm, tụ huyết trùng. Dại chó tiêm vacxin dại, Care…

Sau mùa mưa, bão người nuôi tiến hành vệ sinh sạch sẽ, phun khử trùng, rắc vôi, thay đệm lót… tạo môi trường khô, ấm cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng, men tiêu hóa để tăng đề kháng, bảo đảm vật nuôi phát triển tốt và khỏe mạnh.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Dưa chuột nếp Hà Trung giòn, thơm, ngọt mát

THANH HÓA Giống dưa chuột nếp Hà Trung trồng theo hướng VietGAP giòn, thơm, ngọt mát, nông dân đạt lợi nhuận cao hơn các ruộng sản xuất bên ngoài từ 18 - 20%.

Phê duyệt Đề án công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngày 24/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1639/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030.