| Hotline: 0983.970.780

Chủ động ứng phó hạn mặn

Thứ Tư 12/02/2020 , 09:36 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhận định, vụ đông xuân lúa đang phát triển rất tốt, cần lưu ý phòng trừ dịch bệnh, hạn mặn và đảm bảo tiết kiệm nước vụ HT.

Thứ trưởng bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra tình hình sản xuất vụ ĐX ở Quảng Nam.

Thứ trưởng bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh kiểm tra tình hình sản xuất vụ ĐX ở Quảng Nam.

Vừa qua, tại tỉnh Quảng Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình sản xuất vụ ĐX và chỉ đạo tỉnh tăng cường phòng chống hạn mặn và đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, theo kế hoạch vụ ĐX năm nay toàn tỉnh sản xuất 42.000ha lúa, chủ yếu cơ cấu các loại giống trung và ngắn ngày. Tính đến thời điểm hiện tại, nông dân đã xuống giống được 41.755ha lúa, còn lại 245ha chưa gieo cấy.

Nhìn chung, các loại cây trồng ở địa phương đang sinh trưởng, phát triển tốt, các đối tượng dịch hại tuy có xuất hiện nhưng mức độ gây hại không lớn. Trước thực tế này, cơ quan chuyên môn ở tỉnh, huyện cũng đã có văn bản hướng dẫn, chăm sóc cây trồng và quản lý dịch hại gửi các địa phương để triển khai thực hiện nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.

Về vấn đề nước tưới, ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, toàn tỉnh có 73 hồ chứa thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, 17 hồ chứa vừa và lớn do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam quản lý có 3 hồ tích đầy nước, 9 hồ tích trên 90% dung tích, 5 hồ tích từ 50 - 90% dung tích.

Còn 56 hồ chứa nhỏ do chính quyền các địa phương quản lý, hiện có 13 hồ tích đầy nước, 29 hồ có mực nước dưới tràn từ 0 - 2m, 7 hồ có mực nước dưới tràn từ 2-3m, 2 hồ có mực nước dưới tràn lớn hơn 3m...

“Nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo phục vụ nước tưới cho cây trồng trong vụ ĐX 2019 - 2020. Tuy nhiên, đến vụ HT 2020, khả năng cao sẽ xảy ra hạn hán do thiếu nước vào cuối vụ nếu như trong thời gian tới không có mưa bổ sung”, ông Tý nói.

 Tỉnh Quảng Nam chủ động đắp đập ngăn mặn cho diện tích canh tác lúa.

 Tỉnh Quảng Nam chủ động đắp đập ngăn mặn cho diện tích canh tác lúa.

Cũng theo ông Trương Xuân Tý, ngay từ đầu vụ ĐX 2019 - 2020, mặn đã xuất hiện trên sông Vĩnh Điện và xâm nhập vào sông Thu Bồn tại cầu Câu Lâu. Đỉnh điểm là vào cuối tháng 1 vừa rồi, độ mặn đo được tại cầu Câu Lâu cũ lên đến 5 phần nghìn. Đến thời điểm hiện nay, mặn đã giảm. Tuy nhiên, trước tình hình dòng chảy trên các sông đang suy giảm, có khả năng mặn sẽ xâm nhập lại.

Trên thực tế sản xuất của tỉnh Quảng Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh biểu dương các ngành chức năng của tỉnh trong việc chỉ đạo sản xuất vụ ĐX, đặc biệt là ngành thủy lợi đảm bảo được vấn đề nước tưới để cây trồng phát triển tốt.

“Riêng trong vụ ĐX, tôi đề nghị không được chủ quan về vấn đề sâu bệnh, Chi cục BVTV tỉnh cần bám sát đồng ruộng hàng ngày, giữ thành quả diện tích đã canh tác. Thứ hai là sử dụng nước không để thiếu nhưng phải tuyệt đối tiết kiệm vì ở miền Trung mưa muộn hơn so với các vùng khác”, Thứ trưởng chỉ đạo

Cũng theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, trước nguy cơ khô hạn và nhiễm mặn trong vụ HT tới 2020, ngay từ bây giờ các đơn vị liên quan phải chủ động cân đối nguồn nước, lập kế hoạch cung ứng phù hợp; xây dựng cụ thể, bài bản các phương án phòng chống hạn, nhiễm mặn cho vụ HT 2020 để không bị động khi tình huống xấu xảy ra. Với những vùng có nguy cơ hạn thì phải chuyển đổi cây trồng, ở Quảng Nam đã triển khai vấn đề này rất tốt.

  • Tags:
Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.