| Hotline: 0983.970.780

Chủ động xuống giống lúa thu đông, né lũ cuối vụ ở ĐBSCL

Thứ Ba 09/08/2016 , 08:03 (GMT+7)

Các địa phương ĐBSCL đang tích cực gieo sạ dứt điểm diện tích lúa thu đông còn lại theo đúng khung thời vụ khuyến cáo, đảm bảo ăn chắc, tránh đỉnh lũ có thể xảy ra vào cuối vụ...

Ông Võ Thành Ngoan, Phó GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, vụ lúa TĐ năm nay toàn tỉnh xuống giống 144.000 ha/952 ô bao của tỉnh, các diện tích nằm ngoài ô bao không xuống giống, chờ lũ về lấy phù sa.

Để thực hiện chỉ tiêu trên, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương xác định cụ thể diện tích sản xuất vụ TĐ trên cơ sở chủ động phòng chống sâu bệnh, mưa, lũ, tiêu úng kịp thời; tập trung xuống giống ở những diện tích có bờ bao chống lũ triệt để, nhằm đảm bảo sản xuất an toàn.

Đã qua đầu tháng 8 mà các huyện đầu nguồn như: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông vẫn chưa có nước lũ về.

Vì vậy mặc dù năm nay xuống giống có phần trễ hơn nhưng do không có lũ, nên việc SX lúa TĐ bớt áp lực hơn. Vụ lúa TĐ này tỉnh Đồng Tháp hứa hẹn ăn chắc, thu hoạch trước lũ về, ước tính, sản lượng lúa đạt trên 811.400 tấn; lúa chất lượng cao chiếm 75%, tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm 60%.

An Giang là tỉnh nằm ở đầu nguồn, hàng năm chịu tác động nước lũ lớn, khó khăn cho việc SX lúa TĐ. Nhưng riêng năm nay có chủ trương trước và được Bộ NN-PTNT khuyến cáo mở rộng diện tích ở các vùng đê bao đảm bảo SX an toàn nên tỉnh khá chủ động.

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Dự báo nước lũ về chậm nhưng ngành nông nghiệp không chủ quan mà tập trung gia cố các tuyến đê bao, khuyến cáo người dân SX lúa trong đê bao, hạn chế tối đa SX lúa ở những vùng không đảm bảo. Vụ lúa này, An Giang tăng thêm 15.000-18.000 ha so với kế hoạch (170.000 ha).

Tại Kiên Giang, tính đến đầu tháng 8, các huyện nằm trong kế hoạch sản xuất lúa TĐ 2016 đã gieo sạ được 89.402/112.000 ha. Tập trung ở các huyện Giồng Riềng (40.045 ha), Tân Hiệp (33.699 ha), Châu Thành (7.176 ha), Hòn Đất (6.000 ha), Gò Quao (2.462 ha)...

Ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Kiên Giang cho biết, theo kế hoạch, đến thượng tuần tháng 8 các địa phương sẽ xuống giống dứt điểm lúa TĐ. Vì vậy, diện tích còn lại mặc dù không nhiều nhưng sẽ phải gấp rút hoàn thành, để tránh lũ cao cuối vụ có thể xảy ra.

“Mặc dù được dự báo là lũ năm nay không lớn, nhưng để đảm bảo sản xuất ăn chắc, tỉnh chỉ đạo các địa phương rà soát, xuống giống ở những khu vực có đê bao an toàn. Tuyệt đối không xuống giống ở những vùng ngập sâu, chưa có đê bao, như vùng rốn lũ Tứ giác Long Xuyên”, ông Giàu cho biết.

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ: Tổng lượng mưa toàn mùa ở mức xấp xỉ TBNN; trong đó các tháng đầu mùa (6, 7 và 8) lượng mưa có khả năng thấp hơn TBNN cùng kỳ, các tháng cuối mùa (9, 10, 11 và 12) có khả năng xấp xỉ và cao hơn TBNN cùng kỳ.

Dựa trên tình hình dự báo, các địa phương tập trung chỉ đạo sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra bằng những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu tăng một phần sản lượng bù đắp sụt giảm của vụ HT bằng các biện pháp mở rộng diện tích, tăng năng suất các vụ lúa còn lại trong năm 2016.

16-24-56_2-nhieu-di-phuong-nong-dn-chu-dong-gieo-s-lu-td-2016-som-dm-bo-thu-hoch-dut-diem-truoc-khi-nuoc-lu-dt-dinh
Nhiều địa phương chủ động gieo sạ lúa TĐ 2016 sớm, đảm bảo thu hoạch dứt điểm trước khi nước lũ đạt đỉnh

 

Theo kế hoạch, vụ TĐ 2016 vùng ĐBSCL gieo sạ 867.300 ha, sản lượng ước đạt trên 4,8 triệu tấn, tăng 220.303 tấn so với vụ TĐ 2015.

Ông Tăng Đức Thắng, PGĐ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, nhận định: Lũ năm nay ở ĐBSCL bị tác động từ nguồn nước thượng nguồn sông Mekong đổ về không nhiều, dung tích trên 40 tỷ m3/năm, có tác động vừa. Những năm gần đây, lũ về ĐBSCL không quá lớn, do tác động của các đập thủy điện ở thượng nguồn. Do đó, những vùng ngập sâu đầu nguồn là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười năm nay SX lúa TĐ sẽ càng thuận lợi hơn, hứa hẹn thắng lợi.

Cần Thơ: Lúa thu đông an toàn, thu hoạch sớm

Chúng tôi đi về vùng ngoại thành các huyện đầu nguồn Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và dọc theo sông Hậu ở các quận Thốt Nốt, Ô Môn, nước bắt đầu đổ vào các sông, rạch nhỏ màu đỏ đục phù sa. 

Một số địa phương lúa TĐ đã vượt lên xanh mượt. Một số nông dân làm lúa vụ này thường bị ảnh hưởng lũ sớm trước đây, thừa nhận: Với kinh nghiệm bằng mắt thường, mực nước sông nhảy bờ cao hơn cùng kỳ năm trước. Nhưng nhờ có hệ thống bờ bao, đê bao từng vùng nên SX lúa khá an toàn.

Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cần Thơ nói: Tuy mực nước sông đang lên, nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có biểu hiện đe dọa lúa TĐ. Do nông dân dự đoán thời tiết thuận lợi, có thể ít bị ảnh hưởng nước lũ và giá lúa vào những tháng cuối năm sẽ tốt nên vụ TĐ 2016 Cần Thơ tăng mạnh diện tích SX. Đến nay đã xuống giống hơn 73.500 ha, tăng hơn 30% diện tích so vụ TĐ 2015 (53.000 ha). 

Trong khi đó được biết một vài địa phương tiếp giáp tỉnh An Giang còn chuẩn bị tiếp tục gieo sạ. Trước tình hình này Sở NN-PTNT phối hợp với các quận, huyện khuyến cáo nông dân không xuống giống để tránh không bị ảnh hưởng nước lũ. 

Các địa phương đang kiểm tra, rà soát lại hệ thống bờ bao, các tuyến đê bao và chuẩn bị máy bơm theo từng vùng SX để đối phó kịp thời khi mưa lớn kéo dài và chủ động trước tình hình xuất hiện lũ lớn, nước sông dâng cao.

Phần lớn diện tích lúa TĐ ở Cần Thơ gieo sạ sớm nên dự kiến sẽ thu hoạch sớm hơn các tỉnh trong vùng. Vì vậy hiện thời Sở NN-PTNT Cần Thơ cùng với DN và nông dân có ký kết hợp đồng tiêu thụ chuẩn bị các khâu tổ chức thu mua, tránh tình trạng tồn đọng lúa ướt không thu mua kịp thời nếu nhằm vào ngày mưa bão.

 

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.