| Hotline: 0983.970.780

Chữ thầy trả cho thầy

Thứ Sáu 04/01/2013 , 10:08 (GMT+7)

Sau 3 tháng học nghề, trong 140 lao động tại xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) chỉ còn vài người theo nghề.

Ông Nguyễn Văn Dũng cho thỏ ăn

Được thụ hưởng từ Đề án 1956 về thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, sau 3 tháng học nghề, trong 140 lao động tại xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) chỉ còn vài người theo nghề.

Nuôi cua... chào thua

Trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), cùng với 10 xã của 10 huyện trong tỉnh, Quảng Hợp là xã đầu tiên của huyện Quảng Xương được chọn thí điểm xây dựng NTM của tỉnh Thanh Hóa. Xuất phát từ nhu cầu hỗ trợ các xã xây dựng NTM chuyển đổi cơ cấu lao động, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững…, đề án thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho LĐNT được tỉnh Thanh Hóa triển khai ở 11 xã xây dựng NTM, trong đó có xã Quảng Hợp.

Tuy nhiên, trái với mong muốn và ý nghĩa to lớn mà đề án mang lại, nguy cơ trắng nghề sau đào tạo đang diễn ra tại xã thuần nông, NTM Quảng Hợp.

Gặp anh Trần Văn Đắc, thôn Hợp Gia ngay tại trụ sở UBND xã Quảng Hợp. Ông Phó chủ tịch xã Trần Văn Chinh gọi anh Đắc lại và giới thiệu, gia đình anh Đắc (vợ là Lê Thị Hà) được đi học lớp nuôi cua đồng.

Vậy là gặp đúng người. Mừng quá, chúng tôi xoắn xuýt hỏi về mô hình nhà anh xây dựng làm sao, nuôi bao nhiêu cua, mấy tháng thì thu hoạch, lời lãi ra sao…? Rồi chúng tôi đề nghị anh đưa về khu nuôi để tham quan.

Sau hàng loạt câu hỏi “nghiệp vụ” của cánh phóng viên, thấy anh Đắc cứ ngẩn ra. Rồi anh buông thõng câu trả lời: “Có còn nuôi nữa đâu mà tham quan” khiến chúng tôi còn ngẩn ngơ hơn anh.

Hỏi lý do không còn nuôi cua đồng, anh Đắc cho biết: Gia đình anh có 2.500 m2 hồ để trồng lúa, đã được bao xung quanh bằng tường xây kiên cố. Sau khi học về, được hỗ trợ hơn 10 kg cua giống, nghĩ rằng diện tích trồng lúa có thể kết hợp nuôi cua. Vậy là anh chị mua thêm lưới quây phía trên để cua không bò đi được và thả số cua giống được hỗ trợ vào.

Anh Đắc thật thà chia sẻ: “Sau 3 tháng nuôi, đem thu hoạch cũng chả được là bao bởi gia đình nuôi cua kết hợp trồng lúa, nuôi không đảm bảo quy trình và kỹ thuật được học. Thời gian đầu còn hăng hái nên thăm nom, chăm sóc, sau thả dài. Nếu không bị chết thì cua cũng chậm lớn, chỉ đủ cua cho gia đình sử dụng. Mà nói thật, chăm nuôi 3 tháng, 1 tạ cua thịt, thời điểm bán đắt nhất cũng chỉ được khoảng 7 - 8 triệu đồng, bình thường là 5 - 6 triệu. Sức dài vai rộng như chúng tôi mà cứ làm cầm chừng như vậy lấy gì nuôi các cháu ăn học…”.

Hỏi anh Đắc còn bao nhiêu người trong số 35 nông dân được học lớp nuôi cua đồng. Anh Đắc lắc đầu: “Khi mới học xong, chỉ có 2 gia đình nuôi cua. Giờ thì không còn ai nuôi nữa. Mà có hộ muốn nuôi thì lấy mặt bằng đâu để nuôi?”.

Vừa nuôi đã chết

Theo chân chị cán bộ HTX nông nghiệp Quảng Hợp đến nhà ông Nguyễn Văn Dũng (thôn Hợp Gia). Đúng lúc ông Dũng vừa đi lấy lá cây sắn về cho thỏ ăn. Đưa chúng tôi ra chuồng thỏ phía hông nhà, ông Dũng cho biết, ông cùng 34 người trong xã được tham gia lớp học nuôi dê, thỏ. Sau khi kết thúc khóa học khoảng nửa năm, ông lên tận huyện Vĩnh Lộc, cách nhà ông 70 km mua 4 đôi thỏ giống hết 1.400.000 đồng về nuôi thử.

Trong khi ông Dũng cho thỏ ăn, thấy chuồng nuôi làm bằng các thanh tre đã cũ, được gán tạm bợ, xập xệ, ông Dũng nói, vì đang nuôi thử, chưa biết hiệu quả ra sao nên chưa làm chuồng kiên cố. Ông Dũng cũng cho biết, có một hộ sau khi học về đã nuôi 6 con, nhưng do cho ăn không đảm bảo nên thỏ chết hết. Hiện chỉ còn mình nhà ông nuôi thỏ.

Ông Trần Thế Lưu, Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Xương thừa nhận: “Đúng là việc dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT ở Quảng Hợp không phát huy hiệu quả. Việc này là do lần đầu tiên triển khai đề án nên chính quyền từ huyện đến xã chưa có kinh nghiệm. Chúng tôi cũng đã rút kinh nghiệm, để những năm tiếp theo đề án được triển khai mang lại hiệu quả cao nhất”.

Cũng theo ông Dũng, thời gian học là 3 tháng. Tuy nhiên, thực tế giáo viên lên lớp được khoảng 2 tuần, còn lại học viên được phát sách về tự đọc. Bởi vậy, kỹ thuật về chăn nuôi học viên tiếp thu không sâu. Thời gian đầu, ai cũng háo hức đi học. Dần dần, họ thấy chán nản. Người dạy không nhiệt tình, người học không chuyên tâm.

Trao đổi nguy cơ đổ bể nghề sau khi được đào tạo với ông Trần Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hợp. Ông cho biết: Năm 2011, xã được mở 4 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 140 học viên, bao gồm các lớp trồng lúa, trồng nấm, nuôi cua đồng và lớp nuôi dê, thỏ.

Mặc dù nghề đào tạo là do cấp ủy, chính quyền địa phương định hướng và người nông dân lựa chọn đăng ký, nhưng theo ông Chinh thì: “Sau khi đưa vào dạy nghề mới thấy không phù hợp với địa phương. Chỉ có nghề trồng lúa là vẫn duy trì. Bởi Quảng Hợp là xã thuần nông, không học thì bà con từ xưa đến nay vẫn phải bám đồng ruộng.

Các nghề khác như nuôi thỏ, dê, phải là các vùng trung du, miền núi mới phù hợp. Còn nuôi cua, mỗi khẩu ở Quảng Hợp chỉ được 430 m2 thì lấy đâu đất để nuôi. Nghề trồng nấm hiện cũng chỉ còn 1 hộ SX, bởi đầu ra phụ thuộc thị trường, không chủ động được nên không ai theo nghề”.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm