| Hotline: 0983.970.780

Chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp

Thứ Bảy 03/10/2020 , 14:19 (GMT+7)

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đối với Hà Tĩnh tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VII, giai đoạn 2020 - 2025.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị Hà Tĩnh chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp. Ảnh: Trần Phong.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị Hà Tĩnh chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp. Ảnh: Trần Phong.

Sáng nay (3/10), tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VII, giai đoạn 2020 - 2025.

Tham dự Đại hội có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở ngành, địa phương tỉnh Hà Tĩnh và hơn 300 đại biểu ưu tú, đại diện các tập thể, cá nhân điển hình xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước.

Báo cáo tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2015 - 2020, bà Nguyễn Thị Nữ Y, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, 5 năm qua, công tác thi đua, khen thưởng và phát động thi đua luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh quan tâm, chú trọng. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, QPAN, đối ngoại, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Phó Chủ tịch nước trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Hà Tĩnh vì đã có thành tích trong công tác năm 2019. Ảnh: Gia Hưng.

Phó Chủ tịch nước trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Hà Tĩnh vì đã có thành tích trong công tác năm 2019. Ảnh: Gia Hưng.

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt gần 6%; quy mô nền kinh tế gấp hơn 1,5 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người tăng từ 44 triệu đồng lên gần 65 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23 triệu đồng lên 36 triệu đồng. Tổng thu ngân sách đạt 57.700 tỷ đồng, tăng bình quân 18,2%/năm, trong đó thu nội địa chiếm 58%. 

Toàn tỉnh thành lập mới 5.600 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 39 nghìn tỷ đồng.

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu. Toàn tỉnh có trên 90% số xã và 4 huyện đạt chuẩn NTM, 13 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; TP Hà Tĩnh được công nhận đô thị loại 2, TX Hồng Lĩnh, TX Kỳ Anh được công nhận đô thị loại 3; TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao 1,2 tỷ đồng hỗ trợ Hà Tĩnh thực hiện các hoạt động an sinh xã hội. Ảnh: Gia Hưng.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao 1,2 tỷ đồng hỗ trợ Hà Tĩnh thực hiện các hoạt động an sinh xã hội. Ảnh: Gia Hưng.

Trong lĩnh vực xây dựng Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội, các phong trào thi đua như: Dân vận khéo; thi đua rèn luyện, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức xây dựng Đảng “Đoàn kết, trung thành, trung thực, trong sáng, gương mẫu, tinh thông”… đã góp phần tích cực trong xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.

Giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh Hà Tĩnh 2 lần được tặng cờ thi đua của Chính phủ, 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất về phong trào xây dựng NTM.

Toàn tỉnh có trên 4.605 điển hình tiên tiến được vinh danh tại hội nghị điển hình tiên tiến cơ sở; 904 gương điển hình tiến tiến được vinh danh trong học tập và làm theo gương Bác.

Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thạch Hà đạt chuẩn NTM năm 2020. Ảnh: Trần Phong.

Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thạch Hà đạt chuẩn NTM năm 2020. Ảnh: Trần Phong.

Ông Trần Tiến Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, mục tiêu tổng quát của phong trào thi đua yêu nước giai đoạn mới sẽ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, đó là: Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, xã hội tiến bộ và công bằng; bảo đảm quốc phòng - an ninh, cải thiện toàn diện đời sống nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn tỉnh nông thôn mới, GRDP bình quân đầu người thuộc các tỉnh dẫn đầu Bắc Trung bộ, đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.

Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và tấm gương mẫu mực của Người. 

Phó Chủ tịch nước đánh giá cao những kết quả mà Hà Tĩnh đã đạt được trong phong trào thi đua 5 năm qua, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; đồng thời tạo sức lan tỏa sôi nổi trong toàn Đảng, toàn dân.

Hà Tĩnh vinh danh các điển hình tiên tiến phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 – 2020. Ảnh: Trần Phong.

Hà Tĩnh vinh danh các điển hình tiên tiến phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 – 2020. Ảnh: Trần Phong.

Phó Chủ tịch nước đề nghị, thời gian tới Hà Tĩnh tiếp tục phát huy tinh thần dân chủ, đoàn kết dân tộc, lương giáo để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; đẩy mạnh xây dựng NTM, đô thị văn minh, nâng cao đời sống nhân dân; đưa tỉnh trở thành tỉnh đạt chuẩn NTM; gắn thực hiện các phong trào thi đua với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Trung ương, tỉnh; đổi mới, nâng cao công tác thi đua, khen thưởng; chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp, công nhân, nông nhân, doanh nhân…

Tại đại hội, đại diện Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã công bố các quyết định, tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Hà Tĩnh vì đã có thành tích trong công tác năm 2019, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thạch Hà đạt chuẩn NTM năm 2020; thông báo quyết định công nhận TX Kỳ Anh là đô thị loại 3.

Đại hội cũng vinh danh 61 cá nhân, 39 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 – 2020.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm