| Hotline: 0983.970.780

Chú ý xâm nhập mặn diễn biến phức tạp trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch

Thứ Sáu 05/04/2024 , 06:10 (GMT+7)

Các đơn vị quản lý, khai thác trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch cần kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành, đảm bảo cho sản xuất.

Chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch cơ bản đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: PV.

Chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch cơ bản đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: PV.

Ngày 4/4, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên thông tin, theo số liệu quan trắc chất lượng nước ngày 29 - 30/3 trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch cho thấy, chất lượng nước tại tất các vị trí quan trắc đều tốt và rất tốt đảm bảo yêu cầu cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cũng như các mục đích tương tự khác (tại tất cả các vị trí chỉ số WQI>75).

Hiện nay do thời tiết nắng nóng, tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, Trong khi đó, trên địa bàn lúa đang trong giai đoạn trổ đòng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên đề nghị các đơn vị quản lý, khai thác cần kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành, đảm bảo đáp ứng sản xuất.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, trong tuần tới, nền nhiệt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có tăng so với tuần trước, trời nắng nóng oi bức, nhiệt độ dao động trong khoảng 25 - 38 độ C. Hệ thống thủy lợi Tả Trạch đang vận hành theo đúng quy trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 1606/QĐ-TTg, ngày 13/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Qua kết quả dự báo chất lượng nước trung bình của 3 chỉ tiêu: DO, BOD5, NH4+-N trên 15 vị trí của hệ thống thủy lợi Tả Trạch cho thấy, trong kỳ tới, chất lượng nước trên hệ thống đảm bảo sản xuất nông nghiệp cũng như các mục đích tương tự khác, một số vị trí có chỉ tiêu BOD5 vượt giới hạn cho phép nhưng không đáng kể.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...