| Hotline: 0983.970.780

Chữa bệnh bằng mẹo

Thứ Ba 02/11/2010 , 10:25 (GMT+7)

Mẹ đẻ ông Tráng năm nay đã bước sang tuổi tám lăm. Nếu tính cả tuổi mụ, là tám sáu. Cụ có vóc người nhỏ bé, nhưng còn khoẻ mạnh. Ấy là nói về chân tay, gân cốt, lục phủ ngũ tạng. Chỉ có điều hai năm gần đây, cụ sinh ra bệnh lãng trí. Mà ngày càng trầm trọng. Âu đó cũng là căn bệnh thường thấy ở người già, nhất là khi cụ bà đã ở cái tuổi “cổ lai hy”.

Người già, chẳng chứng nọ cũng tật kia. Nhưng điều làm cho ông Tráng và gia đình phiền lòng nhất, là đã mấy lần cụ ra khỏi nhà bất chợt, rồi không biết lối về. Mỗi lần như vậy, cả nhà lại bổ đi tìm. Biết sớm, còn dễ tìm, vì cụ đi chậm, mà cũng chỉ loanh quanh mấy ngõ ngách cạnh nhà. Nhưng có lần, đúng vào lúc ở nhà chỉ có mỗi bà giúp việc, thì cứ lúi húi giặt giũ nấu nướng…Thế là khi bất chợt nhớ ra, đã không thấy cụ đâu rồi.

Lần ấy mất hai ngày, mọi người thay phiên nhau đi tìm các ngả. Cả nhà phờ cả người, vàng cả mắt. Đến ngày thứ ba, bỗng thấy cụ ở đâu lù lù đi qua ngõ nhà mình, rồi…đi thẳng. Cả nhà mừng quýnh chạy theo, lôi được cụ về. Từ đó, đành phải áp đặt chính sách “giam lỏng” cụ ở tầng trên.

Yên ổn được cỡ nửa tháng, thì cụ lại phát sinh ra chứng bệnh mới. Ấy là cứ mỗi lần khách đến chơi, lên thăm cụ, thế nào cụ cũng nắm lấy tay khách thật chặt, nói như van như lạy:” Ông ơi (hoặc bà ơi, cô ơi…) có gì cho tôi ăn với. Cả ngày hôm nay chúng nó chẳng cho tôi ăn cái gì. Một tí ti cũng không. Tôi xin lạy ông, lạy bà!”

Người xấu hổ nhất là ông Tráng. Ông là con giai trưởng của cụ. Gia đình khá giả, có thiếu thứ gì! Thế mà cứ khách đến là cụ rêu rao. Khách về, ông mang đủ thứ cho cụ ăn, cụ không thèm dúng đũa. Nhưng đến tối, cụ lại mò xuống bếp, lục tủ lạnh để ăn. Như thể ăn vụng. Để thức ăn lên phòng, lại không ăn. Cứ trái khoáy như vậy.

Rồi câu chuyện cụ bà bị “bỏ đói” bỗng lan ra khắp khu phố. Đến mức ông Tổ trưởng đến hỏi. Ông Tráng lại phải ra sức phân trần, giải thích, mặt mũi trông rất là hoàn cảnh.

Một lần ông giáo Phong, bạn cũ của ông Tráng đột ngột đến chơi. Rút kinh nghiệm những lần trước, lần này ông Tráng không dẫn ông Phong lên gác để hỏi thăm cụ. Ấy vậy mà đúng lúc khách sắp sửa ra về, bà cụ bỗng từ trên gác luống cuống chạy xuống, nắm chặt tay ông Phong, mếu máo:” Ông ơi! Ông làm ơn làm phúc làm giàu…”

Phải khó khăn lắm, ông Tráng mới gỡ được tay cụ khỏi tay khách, rồi vội vã đưa khách ra cổng:

- Ông thấy có khổ cho tôi không? Cả nhà chỉ mong cụ ăn được, thế mà khách đến, là cụ van nài, cứ làm như bỏ đói cụ không bằng. Tôi phải làm thế nào bây giờ?

Ông giáo Phong nắm lấy tay ông Tráng, tủm tỉm cười:

- Tôi nghĩ không khó. Ông thử làm thế này xem. Khi nào có khách, ông hãy để chỉ có khách lên hỏi thăm cụ. Nếu cụ kêu đói, muốn ăn, thì nhờ ngay các vị khách…Tôi bảo đảm với ông, là “một công được hai việc”.

Sau lần ấy, hễ cứ có khách, là ông Tráng áp dụng mẹo của ông giáo Phong. Thật là hoàn hảo. Cụ bà được khách đưa đồ ăn, thì ăn lấy ăn để, bữa nào cũng hết veo…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm