| Hotline: 0983.970.780

Chứng nhận an toàn thực phẩm 13 cơ sở chăn nuôi tại Quảng Bình

Thứ Sáu 11/11/2022 , 15:30 (GMT+7)

Nhiều cơ sở chăn nuôi tại Quảng Bình xây dựng theo hướng an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng đầu ra sản phẩm chăn nuôi.

Nhiều cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn tại Quảng Bình đã được cấp giấy an toàn thực phẩm. Ảnh: Tâm Phùng.

Nhiều cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn tại Quảng Bình đã được cấp giấy an toàn thực phẩm. Ảnh: Tâm Phùng.

Theo ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình, sau 3 năm thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh đã tạo nên hướng đi mới trong lĩnh vực chăn nuôi. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã nâng cao chất lượng sản phẩm và ý thức chấp hành của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản.

Chúng tôi đến Công ty TNHH Buntaphan Quảng Bình (có trụ sở tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh), nơi được cấp giấy chứng nhận toàn thực phẩm trong năm 2021.

Ông Nguyễn Phúc Thông, đại diện Công ty TNHH Buntaphan Quảng Bình chia sẻ: "Doanh nghiệp đi vào hoạt động từ năm 2019 với công suất thiết kế nuôi 2.400 lợn nái, 50 lợn đực, 19.000 lợn thương phẩm/năm. Công ty luôn duy trì bình quân đàn lợn nuôi từ 16.500-17.200 con. Tạo việc làm thường xuyên cho 80 lao động có thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/tháng".

Ngay từ đầu, hệ thống chuồng trại ở đây được xây dựng quy mô với công nghệ mới. Hệ thống chuồng kín có tự động điều khiển nhiệt độ, hệ thống cung cấp thức ăn tự động. Thức ăn trong chăn nuôi được mua từ nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP. Việt Nam.

“Thức ăn đã được kiểm duyệt, đáp ứng các tiêu chuẩn cho từng loại sản phẩm. Chất thải chăn nuôi và chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý theo quy định”, ông Thông cho biết.

Việc được cấp giấy chứng nhận toàn thực phẩm không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty mà còn góp phần tạo ra sản phẩm chăn nuôi sạch, uy tín đến tay người tiêu dùng.

Tại Công ty TNHH Đoàn Kết Phú Quý (phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn), đi vào hoạt động từ năm 2018 với quy mô nuôi 1.000 con trâu, bò/lứa. Năm 2021, Công ty nuôi 3 lứa với 2.700 con bò/năm. Hiện, công ty đang nuôi vỗ béo bò Brahman có nguồn gốc nhập khẩu từ Thái Lan.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Anh Sơn, Giám đốc Công ty cho biết, từ năm 2020 đến nay, doanh nghiệp đã bán ra thị trường gần 5.500 con bò, cho doanh thu hơn 156 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chính chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

“Sau nhiều năm thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, đến tháng 10-2021, Công ty đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra thẩm định và tham mưu Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận toàn thực phẩm”, ông Sơn chia sẻ.

Có chứng nhận toàn thực phẩm, Công ty TNHH Đoàn Kết Phú Quý đẩy mạnh sản xuất, đưa thực phẩm sạch đến người tiêu dùng. Ảnh: Tâm Phùng.

Có chứng nhận toàn thực phẩm, Công ty TNHH Đoàn Kết Phú Quý đẩy mạnh sản xuất, đưa thực phẩm sạch đến người tiêu dùng. Ảnh: Tâm Phùng.

Để có được kết quả này, Công ty luôn thực hiện đúng các quy định trong chăn nuôi. Chuồng trại nuôi nhốt trâu, bò được thiết kế có mái che, nền được đổ bê tông chống trượt, có hệ thống máng ăn và hệ thống uống nước tự động.

Công ty cũng đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ chăn nuôi, như máy xay thức ăn, máy nghiền rơm, máy xúc lật gàu, máy xay tinh bột… Tất cả các nguồn thức ăn cung cấp cho trâu, bò đều bảo đảm chất lượng, chế dộ dinh dưỡng cao và có nguồn gốc rõ ràng.

Nhìn vào xung quanh chuồng trại đều có hệ thống xử lý nước thải. Mỗi năm định kỳ 6 tháng, quan trắc môi trường một lần. Rác thải nguy hại có kho lưu giữ và sẽ được công ty môi trường đến thu gom về xử lý.

“Nền chuồng được lót đệm lót sinh học, hàng ngày được phun chế phẩm EM để khử mùi và phun tiêu độc khử trùng chuồng trại. Do đó, vệ sinh môi trường được đảm bảo, hạn chế nguồn gốc phát sinh bệnh cho vật nuôi”, ông Sơn cho biết thêm.

Bà Cao Thị Hải, Trưởng Phòng Chăn nuôi - Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình cho biết, trên cơ sở các văn bản của Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh và chỉ đạo của Sở NN-PTNT, đơn vị đã tiến hành kiểm tra, thẩm định cấp giấy chứng nhận toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2019 đến nay, Chi cục Chăn nuôi - Thú y Quảng Bình đã cấp giấy chứng nhận toàn thực phẩm cho 13 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản. Trong đó, có các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn như: Công ty TNHH Buntaphan Quảng Bình, Công ty TNHH Đoàn Kết Phú Quý, Công ty TNHH Chăn nuôi Thanh Tùng, Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Nhị Nguyễn, Cơ sở giết mổ Hải Dương I, Công ty TNHH Thực phẩm Minh Trung…

Theo ông Trần Công Tám, thông qua việc tuyên truyền, đẩy mạnh công tác kiểm tra toàn thực phẩm, ý thức và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như người dân đối với vấn đề toàn thực phẩm đã được nâng cao.

Việc tuân thủ các quy định về toàn thực phẩm ngày càng được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Công tác cấp giấy chứng nhận toàn thực phẩm sẽ là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, hướng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.