| Hotline: 0983.970.780

Chương trình hợp tác tôm giống của Grobest: Thành công từ cơ sở nuôi uy tín

Thứ Sáu 19/03/2021 , 09:09 (GMT+7)

Thông Thuận, Trường Thịnh, Nam Mỹ, Lê Xuân Bảy, Trần Hậu Điển và Shrimvet là các cơ sở sản xuất tôm giống thuộc chương trình hợp tác con giống do Grobest Việt Nam thực hiện.

Đây là chương trình nhằm góp phần đa dạng hóa nguồn cung tôm giống dòng tăng trưởng chất lượng cho người nuôi tôm Việt.

Chương trình lần này được phát triển dựa trên sự kết hợp về chuyên môn khoa học tích lũy suốt 40 năm hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng thủy hải sản của Grobest và kinh nghiệm nuôi tôm giống thực tiễn của các cơ sở sản xuất tôm giống trên khắp Việt Nam. Từ đó, hai bên cùng nỗ lực hợp tác để đề ra quy trình nuôi tôm giống tối ưu – giúp tôm khỏe và đạt năng suất cao.

Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình hợp tác, chuyển giao công nghệ nuôi tôm giống này là mô hình còn khá mới trên thị trường. Tuy nhiên, với các yêu cầu khắt khe của Grobest về mặt kỹ thuật và đặc biệt là điều kiện nuôi trồng của các đối tác, nguồn con giống “ra đời” từ chương trình luôn đảm bảo đủ chất lượng để giúp các hộ nuôi “nuôi tôm về đích”.

Theo đó, các cơ sở sản xuất được chọn hợp tác phải có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tôm giống với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Các tiêu chí vừa kể được xem là nền tảng để bước đầu đáp ứng tiêu chuẩn do Grobest đề ra trong việc lựa chọn đối tác.

Điển hình, điểm nổi trội có thể kể đến tại các sở sản xuất tôm giống là hệ thống xử lý nước nuôi tôm được đầu tư rất chỉn chu. Dựa trên các nghiên cứu của Grobest, xử lý nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp tạo nên nguồn tôm giống chất lượng.

Hệ thống bể ương tại các cơ sở này cũng được sục khí liên tục và vệ sinh thường xuyên, đảm bảo các điều kiện ương hoàn toàn tương thích với quy trình đã được thống nhất.

Đặc biệt, bên cạnh các yếu tố về bể nuôi, nguồn nước, nguồn tôm bố mẹ được Grobest đặc biệt lưu tâm đối với các cơ sở đối tác. Tôm bố mẹ được nhập khẩu phải có nguồn gốc rõ ràng, ổn định về dòng và chủng loại, đồng thời luôn được Grobest kiểm định nghiêm ngặt.

Trong suốt quá trình nuôi tôm giống, các cơ sở nuôi sẽ phối hợp chặt chẽ với kỹ thuật viên của Grobest để giám sát và đánh giá chất lượng tôm giống thành phẩm. Chỉ những con tôm giống có dòng tăng trưởng đạt chất lượng tốt nhất mới được cung cấp ra thị trường và được gắn nhãn “SẢN XUẤT THEO TIÊU CHUẨN GROBEST”.

Đại diện một cơ sở sản xuất tôm giống chia sẻ: “Tạo ra nguồn tôm giống chất lượng cho bà con nuôi tôm nước mình là tâm huyết mà chúng tôi luôn ấp ủ. Nhờ những hỗ trợ thiết thực về mặt kỹ thuật của Grobest, ước mơ đó đã dần được hiện thực hóa. Tôi hy vọng rằng, trong tương lai, mô hình này sẽ được nhân rộng để bà con có thêm nhiều vụ tôm thành công”.

Kể từ thời điểm thành lập vào năm 1974 tại Đài Loan, Grobest luôn duy trì vị thế dẫn đầu trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc tự nhiên, không chứa chất kháng sinh nhằm hướng đến nuôi trồng bền vững và thân thiện với môi trường. Hiện tại Grobest đã có hệ thống văn phòng và cơ sở sản xuất ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Malaysia.

Chương trình hợp tác con giống được Grobest phối hợp với các trại nuôi uy tín tại hai tỉnh Bình Thuận (Trường Thịnh, Lê Xuân Bảy, Trần Hậu Điển) và Cà Mau (Nam Mỹ và Dương Hùng). Nhờ vậy, tôm giống sẽ dễ dàng được vận chuyển và cung cấp cho các hộ nuôi tôm ở các tỉnh thành trên khắp cả nước. Từ đó, người nuôi tôm có thêm đa dạng nguồn cung tôm giống cho vụ nuôi của mình.

Xem thêm
Tương lai nuôi biển bền vững của Việt Nam và Na Uy

Quy hoạch không gian biển, tăng cường năng lực dự báo, cung cấp bảo hiểm biển là các lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác nuôi trồng thủy sản giữa Việt Nam - Na Uy.

Không cho tàu cá rời cảng nếu không trang bị đủ điều kiện an toàn

Bộ NN-PTNT chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký thuyền viên tàu cá, việc thay đổi thuyền viên, người lao động trên các tàu cá theo chuyến biển.

Xuất khẩu thủy sản mừng 10 tỷ USD và nghĩ về tương lai

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 hân hoan về đích 10 tỷ USD, thị trường vươn tới 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Một thành tựu đáng mừng, song vẫn còn nhiều trăn trở.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.