| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu

Chủ Nhật 12/11/2023 , 08:03 (GMT+7)

Kiên Giang Khoản viện trợ hơn 1,4 triệu AUD thực hiện dự án 'Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới sự phát triển bền vững ở ĐBSCL'.

Sản xuất lúa giảm phát thải

Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức hội nghị công bố chính thức dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới sự phát triển bền vững ở ĐBSCL” (TRVC) tại tỉnh Kiên Giang.

Bà Trần Thu Hà, Giám đốc Dự án TRVC và ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang đồng chủ trì hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Bà Trần Thu Hà, Giám đốc Dự án TRVC và ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang đồng chủ trì hội nghị. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án TRVC được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), trong giai đoạn từ năm 2023 đến 2027, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) và Sở NN-PTNT ở 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang triển khai thực hiện.

Trước đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã có Quyết định số 2508/QĐ-UBND ngày 10/10/2023 phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ 1.425.220 AUD, tương đương với khoảng 22 tỷ đồng, để triển khai thực hiện dự án TRVC trên địa bàn.

Bà Trần Thu Hà, Giám đốc Dự án TRVC chia sẻ: Sử dụng cơ chế kéo và thông qua sự vào cuộc của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo, Dự án TRVC tạo ra các chất xúc tác hữu hiệu, mang tính tiên phong để thúc đẩy doanh nghiệp tổ chức các vùng nguyên liệu liên kết theo hướng bền vững, đa giá trị, mang lại các lợi ích và đồng lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho khoảng 200.000 nông hộ nông dân.

Đồng thời, tạo tiền đề cho việc chứng nhận tín chỉ các-bon, sẵn sàng cho các giao dịch khi thị trường tín chỉ các-bon tự nguyện được vận hành thí điểm năm 2025 và chính thức hoạt động từ 2028 theo Nghị định 06/2022 của Chính phủ.

Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo, nhà máy xay xát, doanh nghiệp sản xuất giống, phân bón và cung ứng vật tư được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có cơ hội bình đẳng và được khuyến khích nộp hồ sơ và tham gia dự án để có cơ hội giành các giải thưởng tiền mặt và phi tiền mặt hấp dẫn.

Đồng thời, được công nhận là doanh nghiệp đi tiên phong, sản phẩm hoặc công nghệ dự thi của doanh nghiệp được kiểm định và chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính của đơn vị kiểm định quốc tế. Tạo tiền đề và đặt nền móng vững vàng cho doanh nghiệp sẵn sàng tham gia vào thị trường trao đổi tín chỉ các-bon theo lộ trình tới năm 2027 của Việt Nam.

Hàng chục ngàn nông dân được hưởng lợi

Mục tiêu của Dự án TRVC tại Kiên Giang là tiếp cận 50-60 hợp tác xã và hỗ trợ sinh kế cho khoảng 75.000 nông dân sản xuất nhỏ lẻ trên quy mô sản xuất 75.000 ha. Xúc tác thành lập 10-20 chuỗi giá trị lúa gạo bao trùm và hỗ trợ ít nhất 10 nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu gạo chủ lực tăng hiệu quả kinh doanh thông qua cung cấp dịch vụ, sản xuất và chế biến. Giảm 30-40% lượng giống, giảm lượng phân bón hóa học, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học trong sản xuất lúa từ 30% trở lên. Giảm phát thải dự kiến 75.000 tấn CO từ hoạt động canh tác lúa. Đảm bảo 40-50% lợi nhuận cho các nông hộ từ sản xuất lúa.

Dự án TRVC triển khai tại Kiên Giang sẽ giúp khoảng 75.000 nông dân sản xuất nhỏ áp dụng các phương pháp canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức và kiến thức về lợi ích của sản xuất lúa các bon thấp. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án TRVC triển khai tại Kiên Giang sẽ giúp khoảng 75.000 nông dân sản xuất nhỏ áp dụng các phương pháp canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức và kiến thức về lợi ích của sản xuất lúa các bon thấp. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết: Dự án TRVC tại Kiên Giang sẽ giúp khoảng 75.000 nông dân sản xuất nhỏ áp dụng các phương pháp canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu và 100% nông dân sản xuất nhỏ nâng cao nhận thức và kiến thức về lợi ích của sản xuất lúa các bon thấp.

Khoảng 50 cán bộ kỹ thuật của ngành nông nghiệp tỉnh được nâng cao năng lực trong việc tiêu chuẩn hóa và áp dụng hoạt động đo đạc - báo cáo - kiểm định (MRV) trong sản xuất lúa gạo. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu gạo các bon thấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Người nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng lúa có thể được chia sẻ giải thưởng sau cuộc thi.

Dự án TRVC đi tiên phong sử dụng cơ chế trao giải thưởng dựa trên kết quả để khuyến khích và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trong chuỗi giá trị lúa gạo. Nhằm đẩy mạnh việc mở rộng ứng dụng trên quy mô lớn các công nghệ sản xuất lúa tiến bộ mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho các nông hộ nhỏ và toàn thể tác nhân trong chuỗi, nâng cao chất lượng lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính và các giá trị xã hội bao trùm.

Xem thêm
Giá xăng dầu hôm nay 2/5/2024: Biến động nhẹ sau kỳ nghỉ lễ

Giá xăng dầu hôm nay 2/5/2024 tăng giảm trái chiều. Trong đó, giá xăng RON 95-III tăng 40 đồng, còn giá dầu biến động nhẹ từ 110 - 260 đồng.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Sớm hiện thực hóa Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG kỳ vọng phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội là khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.