| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia về Biển Đông cảnh báo "Hành trình trên Nam Hải" của Trung Quốc

Thứ Hai 14/07/2014 , 15:07 (GMT+7)

Trước phản ứng có phần trầm lắng của cộng đồng quốc tế về bộ phim tài liệu “Hành trình trên Nam Hải” Trung Quốc công bố từ 6 tháng trước, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông, đã lên tiếng cảnh báo.

Bộ phim tài liệu gồm 8 phần với thời lượng 3 tiếng có tựa đề “Hành trình trên Nam Hải” (Tức Biển Đông) đã được đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV 4 phát sóng từ 24-31/12 năm ngoái. Với giọng đọc bằng tiếng Trung, phụ đề tiếng Anh, bộ phim cũng được đăng tải trên trang web của đài truyền hình này để quảng bá ra khắp thế giới.

Theo tờ tin tức mạng GMA của Philippines, bộ phim tài liệu hé lộ hoạt động trong bóng tối của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của mình trong các vùng biển chiến lược, do thám các nước cũng tuyên bố chủ quyền khác và dần dần duy trì được sự hiện diện vũ trang nhằm uy hiếp các nước thách thức tuyên bố chủ quyền và tham vọng bành chướng trên biển của họ.

Toàn bộ câu chuyện được kể qua con mắt của các phóng viên CCTV theo chân những nhân viên do thám của Trung Quốc, hay theo các cuộc tuần tra, các lực lượng chấp pháp, ngư dân và chuyên gia biển trong các hành trình ở Biển Đông.

Giáo sư Carl Thayer, học viện quốc phòng Úc, một chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, cho rằng bộ phim nhằm hướng tới nhiều độc giả, không những nhắm tới độc giả trong nước của Trung Quốc mà còn là công cụ để cảnh báo chính phủ các nước đối đấu với Trung Quốc.

Trong bộ phim có đoạn một phóng viên đã hô “Chúng ta ở đây rồi! Bãi Hoàng Nham! Quốc kỳ đã được cắm lên”, sau khi cắm cờ Trung Quốc lên một bãi san hô Scarborough ngay ngoài khơi tây bắc Philippines mà Trung Quốc đã chiếm được kiểm soát từ Manila vào năm 2012.

Trong khi đó, ngay ngoài khơi Malaysia, lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc đã làm lễ chào cờ trên boong tàu nhằm chứng tỏ sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với bãi cạn James, cách bờ biển gần nhất của Malaysia khoảng 80km.

Trong diễn biến nguy hiểm hơn khác, bộ phim còn chiếu rõ cảnh tàu hải giám Trung Quốc đâm vào một tàu của Việt Nam.

Những hình ảnh trên là “một dạng tái khẳng định chính phủ Trung Quốc đang ở tiền tuyến nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền của nước này ở B iển Đông”, giáo sư Thayer cho biết với tờ tin tức mạng GMA

Ông cũng cho rằng bộ phim là “thông điệp ớn lạnh tới các nước tuyên bố chủ quyền khác, rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực, như đâm tàu, nhằm thực hiện cái gọi là “quyền chủ quyền” của họ”.

Theo ông, từ những hình ảnh trên, có thể thấy lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã đưa việc đâm tàu trực tiếp vào tàu đối phương vào danh sách chiến thuật của mình.

Theo giáo sư Thayer, 6 tháng sau khi bộ phim tài liệu của Trung Quốc được công bố, phản ứng của cộng đồng quốc tế “đã rất mờ nhạt”, cho thấy sự lưỡng lự của nhiều nước trong việc đối đầu với Trung Quốc.

Ông cho rằng cả khu vực, chứ không chỉ riêng các nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Việt Nam hay Philippines, phải chú ý tới những lá cờ “gây rối” của Trung Quốc trong bộ phim – ông cảnh báo.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm