| Hotline: 0983.970.780

Chuyển giao kỹ thuật trồng rau VietGAP

Thứ Tư 24/04/2019 , 14:05 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trồng rau ăn lá (rau muống, cải xanh, cải ngọt) theo quy trình VietGAP tại 2 xã Hưng Long và Tân Quý Tây của huyện Bình Chánh. Quy mô thực hiện 2,8 ha/7 hộ.

Thời gian triển khai trong vòng 3 tháng, bắt đầu từ tháng 1/2019 giao giống, vật tư cho nông dân, đến tháng 4/2019 tổ chức đánh giá tổng kết mô hình.

16-17-31_20190409_085132

Mô hình xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong nước ấm khoảng 4 giờ với tỷ lệ (2 sôi + 3 lạnh). Mật độ trồng rau muống từ 10 – 12 kg/1.000m2 và rau cải 1,2 kg/1.000m2. Khoảng cách trồng: 15cm x 15cm hoặc 20cm x 20cm. Kỹ thuật trồng gieo vãi trên luống. Quản lý dinh dưỡng thực hiện bón lót phân hữu cơ, phân lân và bón thúc phân ure, kali.

Trong quá trình thực hiện, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con ghi chép nhật ký đồng ruộng đầy đủ. Sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép theo nguyên tắc 4 đúng và quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp.

 Khi thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly phân bón, thuốc BVTV đúng quy định. Do đó, với rau muống: tỷ lệ nảy mầm đạt 70%, tỷ lệ sống đạt 95%, năng suất đạt 20 tấn/ha, sản lượng đạt 20.000 kg. Cải xanh: tỷ lệ nảy mầm đạt 80%, tỷ lệ sống đạt 98%, năng suất đạt 22 tấn/ha, sản lượng đạt 22.000 kg.

Nông dân thực hiện và áp dụng đúng tiến bộ kỹ thuật theo quy trình chuyển giao, nhất là việc xử lý hạt giống bằng phương pháp ngâm nước ấm, diệt được một số mầm bệnh tiềm ẩn trong hạt giống, giúp cây phát triển tốt hơn.

 Đồng thời, áp dụng kỹ thuật VietGAP, lượng phân bón và thuốc BVTV giảm hơn so với cách trồng truyền thống. Chị Nguyễn Thị Lệ (xã Tân Quý Tây) cho biết: “So với cách trồng truyền thống thì trồng theo quy trình VietGAP mà cán bộ Khuyến nông chỉ dẫn tiết kiệm được nhiều chi phí như giống, phân bón và sản phẩm lại an toàn, sạch, năng suất không thua kém so với cách trồng truyền thống”.

Việc chuyển giao kỹ thuật VietGAP về sản xuất rau ăn lá đạt năng suất, chất lượng cao, giúp nông dân phấn khởi thực hiện, nhưng vì phụ thuộc thị trường nên tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bấp bênh, khiến nông dân lo ngại.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.