| Hotline: 0983.970.780

Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn

Thứ Tư 02/10/2019 , 09:30 (GMT+7)

Từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng gỗ hướng đến cung cấp gỗ xẻ có chất lượng cao. 

21-01-08_tp_hun_chuyen_ho_rung_trong_2418

Với diện tích thực hiện 20ha, trên 3 điểm, là 2 huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong và TP Đông Hà đến nay sau 4 năm trồng, cây keo lai đã khép tán, chuẩn bị tỉa thưa thích hợp. Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn đối với loài cây keo lai và keo tai tượng cho các hộ dân thực hiện mô hình.

Cụ thể, trung tâm đã tổ chức 3 lớp tập huấn với hơn 90 học viên tham gia gồm các hộ tham gia mô hình và cộng đồng nhằm hướng dẫn thực hiện các bước kỹ thuật bài cây, tỉa thưa chuyển hóa rừng. Quy trình trồng rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC. Việc hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng từ trồng rừng sản xuất gỗ nhỏ sang rừng sản xuất gỗ lớn, sẽ làm cơ sở để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và lập kế hoạch cụ thể đối với rừng trồng chuyển hóa thành rừng trồng sản xuất gỗ lớn, cũng là cơ sở để quản lý đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh rừng trồng.

Rừng trồng có kế hoạch chuyển hóa phải từ 4 - 5 năm tuổi trở lên, chu kỳ kinh doanh 10 năm tuổi. Với mục tiêu kinh doanh ban đầu là trồng rừng sản xuất với mục đích gỗ nhỏ, mật độ của các lô rừng trồng thường là 1.660 cây/ha đến 2.000 cây/ha. Khi có kế hoạch chuyển hóa từ rừng trồng sản xuất với mục đích gỗ nhỏ thành rừng trồng sản xuất gỗ lớn cần tiến hành đánh giá chất lượng cây và chất lượng lâm phần để tìm ra lâm phần có chất lượng tốt.

Đây là lâm phần có trên 50% cây có hình thái tốt, phân bố tương đối đồng đều trong lô, cây trung bình nhiều hơn cây xấu và đang có tiềm năng phát triển tốt để đưa vào kế hoạch chuyển hóa. Biện pháp kỹ thuật được lựa chọn là tỉa thưa rừng trồng để tận dụng sản phẩm gỗ khi tỉa thưa nhằm lấy ngắn nuôi dài.

Các khu rừng này với chu kỳ kinh doanh 10 năm nên số cây để lại sau tỉa thưa lần 1 là 900 - 1.000 cây/ha. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng thâm canh cây keo lai theo hướng bền vững, sản xuất gỗ lớn là việc làm rất cần thiết để tạo ra bước đột phá mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng.

Xem thêm
Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi

Tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi, nhất là quy định mật độ chăn nuôi vùng để phù hợp với thực tế chăn nuôi tại các địa phương.

Công bố lưu hành thương mại vacxin dịch tả lợn Châu Phi Dacovac - ASF2

BẮC NINH Dacovac - ASF2 là sản phẩm vacxin dịch tả lợn Châu Phi thứ 3 tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp phép lưu hành thương mại.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

ĐBSCL Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Sơn La khai thác tiềm năng hơn 1 triệu tín chỉ carbon từ rừng

Sơn La Với hơn 671.000 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 47,6%, Sơn La có tiềm năng đạt khoảng gần 1,2 triệu tín chỉ carbon từ rừng hằng năm.