| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông với mệnh lệnh giảm chi phí sản xuất

Thứ Sáu 13/01/2023 , 14:14 (GMT+7)

Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giảm chi phí sản xuất là mệnh lệnh đối với nông dân nếu muốn sản xuất lớn.

anh-2-101652_735

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (trái) và Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh tham dự Lễ hội Cơ giới hóa châu Á 2022 hồi tháng 8/2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả 15%

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thời gian qua, tình hình biến động chung của thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường Việt Nam, theo đó, giá vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp tăng rất nhanh, trong khi để có thể tăng giá bán nông sản không phải chuyện dễ đối với bà con nông dân.

Theo đó, Bộ NN-PTNT và Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có chủ trương xây dựng những kế hoạch, giải pháp để hạ giá thành, giảm chi phí sản xuất. Đây không phải là vấn đề mới khi thực trạng sử dụng lãng phí vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang rất phổ biến hiện nay.

Từ đó, ngay từ cuối năm 2021, trước thời điểm xuống giống vụ lúa đông xuân 2021 - 2022 của bà con, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Cục Trồng trọt và các đơn vị biên tập quy trình giảm chi phí sản xuất dựa vào các quy trình công nghệ hiện đại và kinh nghiệm của trung tâm khuyến nông các địa phương, sau đó chuyển giao toàn bộ quy trình cho các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật cũng như hệ thống khuyến nông các tỉnh.

Empty

Thứ trưởng Trần Thanh Nam (giữa) cùng các đại biểu đoàn Bộ NN-PTNT Việt Nam tham quan các công nghệ cơ giới hóa nông nghiệp tại “Triển lãm Trồng trọt thông minh châu Á 2022” tại Thái Lan hồi tháng 5/2022. Ảnh: TL.

Đồng thời, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã cùng một số đơn vị, doanh nghiệp xây dựng 13 mô hình sản xuất giảm chi phí tại 13 tỉnh ĐBSCL. Kết quả triển khai thực tế cho thấy, tuy chi phí giảm nhưng sản lượng lại không giảm, thậm chí còn tăng. Tổng kết chung đối với cây lúa tại ĐBSCL ứng dụng quy trình cho thấy hiệu quả sản xuất đã tăng bình quân khoảng 15%.

Theo ông Lê Quốc Thanh, khoảng cách giữa quy trình công nghệ với sản xuất thực tế cần có sự hiệu chỉnh. Và chính những người làm công tác khuyến nông sẽ thực hiện những hiệu chỉnh đó. Quy trình được xây dựng chung cho khu vực lớn nhưng người làm khuyến nông phải đưa quy trình vào từng mảnh ruộng, từng hộ nông dân, từng loại giống, từng thời vụ. Người làm khuyến nông phải hiểu được quy trình nhưng quan trọng hơn là phải hiểu được điều kiện sản xuất của từng khu vực.

Bên cạnh cây lúa, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã bắt tay vào xây dựng mô hình và chuyển giao các quy trình giảm chi phí sản xuất cho địa phương đối với một số cây trồng khác. Nếu áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật, sử dụng vật tư có trách nhiệm thì bà con hoàn toàn có thể giảm được khoảng 15% chi phí đầu vào.

Ông Lê Quốc Thanh cho biết tới đây, ngoài sản xuất lúa, hệ thống khuyến nông sẽ tiếp tục lan tỏa các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất trên các cây trồng khác như cây ăn quả, cây công nghiệp... Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Lê Quốc Thanh cho biết tới đây, ngoài sản xuất lúa, hệ thống khuyến nông sẽ tiếp tục lan tỏa các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất trên các cây trồng khác như cây ăn quả, cây công nghiệp... Ảnh: Phạm Hiếu.

Đối với những cây trồng khác có tính tổng hợp của nhiều yếu tố hơn, trong giai đoạn tới, từ việc căn cứ vào các quy trình công nghệ, bằng hệ thống khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ tích hợp được kiến thức và những mô hình mẫu của người sản xuất. Các quy trình công nghệ là nền tảng gốc nhưng chính sự phản ứng trong sản xuất thực tế cũng có vai trò rất quan trọng để có sự điều chỉnh.

Cơ giới hóa là chìa khóa để giảm chi phí sản xuất

Cũng theo ông Lê Quốc Thanh, trước đây, chúng ta quan tâm nhiều đến việc đưa các giải pháp kỹ thuật tới bà con. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, người làm công tác khuyến nông phải giúp nông dân có được tư duy công nghiệp, tư duy sản xuất lớn. Phải làm sao để người dân thấy được tác dụng, hiệu quả của cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

anh-7-101642_525

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất sẽ là một trong những định hướng mà Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tập trung trong thời gian tới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mới đây, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG) tổ chức Lễ hội Cơ giới hóa châu Á 2022 (Agritechnica Asia Live 2022) tại ĐBSCL với mong muốn tạo ra không gian và nhận thức chung của xã hội và người dân về cơ giới hóa. Nếu không cơ giới hóa, sẽ rất khó để giảm chi phí sản xuất, giải phóng sức lao động của nông dân, tiết kiệm tài nguyên và tiến lên sản xuất lớn.

Tiếp nối sự phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp Đức, đã có tập đoàn chuyên về lĩnh vực cơ giới hóa của Đức cam kết sẽ đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam phát triển về cơ giới hóa đồng bộ cho sản xuất trong thời gian tới, trong đó sẽ hướng tới thành lập các trung tâm dịch vụ cơ giới hóa cho sản xuất cấp vùng trên cả nước. Cơ chế dịch vụ cơ giới sẽ là hướng đi phù hợp với đặc thù sản xuất hiện nay của nước ta, bởi bản thân mỗi nông dân không thể tự đứng ra đầu tư và đảm nhận được tất cả các khâu cơ giới hóa trong sản xuất. 

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.