Một phụ nữ 25 tuổi người Trung Quốc có biệt danh là Xiaoli mới đây đã quyết định phẫu thuật cắt dạ dày sau 7 năm uống thuốc giảm cân bởi trọng lượng tăng thêm 100 pound (khoảng 45 kg) so với khi mới dùng thuốc.
Xiaoli trước và sau 7 năm dùng thuốc giảm cân bán trên mạng |
Theo ODC, Xiaoli bắt đầu uống thuốc giảm cân cách đây bảy năm, sau khi xem một quảng cáo trên TV. Ban đầu Xiaoli nặng khoảng 100 pounds, nhưng cảm thấy quá béo nên tìm mọi cách để giảm cân theo như quảng cáo. Sau khi xem quảng cáo, Xiaoli thấy phấn chấn nếu trọng lượng giảm như quảng cáo nên đã quyết định chi 200.000 NDT (30.000 USD) để mua các loại thuốc trực tuyến, đồng thời vạch kế hoạch ăn uống tiết thực trong vòng 7 năm. Đáng tiếc, thay vì giảm cân cơ thể Xiali lại tăng gấp đôi, tăng thêm 45 kg buộc phải nhờ y tế can thiệp.
Câu chuyện của Xiaoli gần đây đã được đăng trên tờ Nhật báo Kinh doanh Thành Đô (CBD) ngay sau khi người phụ nữ này rờii thành phố quê hương Yibin để tới Thành Đô cắt dạ dày. Khi nhập Bệnh viện Nhân dân Thành Đô, Xiaoli đã nói với các bác sĩ rằng, sau 7 năm dùng thuốc, cái được đâu không thấy, chỉ thấy người mỗi ngày một béo ra.
Xiaoli còn cho kể thêm, sau khi xem quảng cáo trên TV, cô đã tiếp tục lướt mạng để tìm các loại thuốc giảm cân. Xiaoli không thể nhớ nỗi các loại thuốc bản than đã dùng trong 7 năm qua. Một số loại đã giúp Xiaoli giảm tới 29 pound một tháng (trên 13 kg). Và thấy giảm mạnh, Xiaoli đã ngừng thuốc, nhưng sau khi ngưng thuốc, trọng lượng lại tăng trở lại, thậm chí còn tăng hơn cả lúc mới dùng thuốc.
Thất vọng với quảng cáo, Xiaoli đã liên lạc với nơi cung cấp để được trợ giúp, nhưng nơi bán lại tư vấn một kế hoạch cực kỳ phức tạp mà không mang lại kết quả. Xiaoli tiết lộ, bản thân đã chi tới 200.000 NDT để mua thuốc giảm cân, chưa kể kế hoạch ăn kiêng trong 7 năm qua, và cho các phóng viên xem các hóa đơn mua hàng để làm bằng chứng. Qua việc làm trên, Xiaoli khuyến cáo mọi người, nhất là phụ nữ trẻ không nên tin vào các quảng cáo trực tuyến về sản phẩm giảm cân, bởi quảng cáo khác xa với thực tế, đúng là “tiền mất tật mang như cổ nhân thường nói”, Xiaoli chua chát nói với phóng viên tờ CBD.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân Chengdu (CPH) cho biết thêm, mặc dù đxa cắt bớt dạ dày nhưng thói quen ăn uống của Xiaoli chắc chắn còn làm cho trọng lượng cơ thể tăng lên. Đây là hiệu ứng phụ do các loại thuốc tăng cân mà Xiaoli đã dùng trong suốt bảy năm gây ra. Còn theo Wang Zhong, phó khoa Dinh dưỡng thuộc CPH, thuốc giảm cân hoạt động bằng cách kiềm chế sự thèm ăn, hoặc tăng bài tiết để đạt được giảm cân nhanh chóng, nhưng hiệu ứng này không ổn định, bền vững. Hãy bỏ qua vấn đề quảng cáo thuốc giảm cân sang một bên, bản chất của giảm cân là một quá trình phức tạp, chứa đựng nhiều điều khoa học chưa hiểu hết nên hiệu quả giảm cân bền vững đến nay vẫn chưa đạt được, do vậy người dùng cần có kiến thức tối thiểu, chớ cả tin vào những gì đồn dại để vừa mất tiền lại mang bệnh vào thân.
Sau 7 năm dùng thuốc giảm cân Xiaoli phải nhập viện cắt bớt dạ dày do trọng lượng tăng gấp đôi |