| Hotline: 0983.970.780

Chuyển rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn

Thứ Hai 18/12/2023 , 09:00 (GMT+7)

Muốn phát triển vùng nguyên liệu thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý bền vững, nhất thiết phải chuyển đổi rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn.

Các học viên được trao đổi, chia sẻ phương pháp, được thực hành các hoạt động lâm sinh chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn đối với cây keo lai. Ảnh: Việt Khánh.

Các học viên được trao đổi, chia sẻ phương pháp, được thực hành các hoạt động lâm sinh chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn đối với cây keo lai. Ảnh: Việt Khánh.

Tháng 11/2023, Ban Quản lý Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ phối hợp với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đô Lương tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật “chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với cây keo lai trên địa bàn huyện Đô Lương”

Thành phần tham dự gồm đại diện Phòng NN-PTNT huyện Đô Lương, Hạt Kiểm lâm Đô Lương, UBND xã Hoà Sơn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đô Lương và các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng.

Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn là mục tiêu quan trọng trong Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 07/01/2022 của UBND tỉnh Nghệ An (thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 5/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy) về đẩy mạnh, phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao, gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021-2025.

Đây là chủ trương đúng đắn nếu nhìn vào thực trạng lúc này. Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước nhưng nguồn “vàng ròng” chưa được khai phá xứng tầm, diện tích rừng gỗ lớn còn hạn chế, hiệu quả kinh tế thu về chưa cao.

Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế nhất thiết phải chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn. Ảnh: Việt Khánh.

Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế nhất thiết phải chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn. Ảnh: Việt Khánh.

Vì lẽ đó, việc đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn hứa hẹn sẽ mang lại bước đột phá toàn diện, tạo đà phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, điều hoà nguồn nước, trên hết là để những người làm rừng an tâm, vững tin tiếp tục với xứ mệnh đang mang.

Hơn thế nữa, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 509/QĐ-TTg ngày 31/3/2021 về thành lập Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ (khu lâm nghiệp công nghệ cao đầu tiên của cả nước) chính là động lực để ngành lâm nghiệp Nghệ An bay cao, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và toàn vùng.

Trở lại với nội dung chính, so với việc khai thác rừng trồng gỗ nhỏ thì lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao gấp nhiều lần. Tính riêng cây keo, nếu khai thác ở năm thứ 5 – 6 chỉ có thể bán làm dăm gỗ và bóc lấy ván, giá trị đạt khoảng 60 – 80 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân từ 10 – 12 triệu đồng/ha/năm. Cùng diện tích đó khi chuyển thành rừng trồng gỗ lớn, nếu cây ở độ 10 – 12 năm tuổi thì sản lượng gỗ đạt từ 200 – 250m3/ha, giá bán từ 1,6 – 2,4 triệu đồng/m3, tương đương 350 triệu đồng/ha. Rõ ràng có sự chênh lệch lớn về lợi nhuận.

Trang bị kiến thức về lâm sinh là nhu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện tại. Ảnh: Việt Khánh.

Trang bị kiến thức về lâm sinh là nhu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện tại. Ảnh: Việt Khánh.

Tại khoá tập huấn, các học viên được trao đổi, chia sẻ phương pháp, được thực hành các hoạt động lâm sinh chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn đối với cây keo lai. Đồng thời được tiếp cận, hướng dẫn chuyển hóa sang rừng trồng gỗ lớn chu kỳ trên 10 năm, trong đó đặc biệt chú trọng đến phương pháp xác định điều kiện lập địa, thời vụ, chọn giống, kĩ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, tỉa thưa, quản lý bảo vệ và phòng chống sâu bệnh gây hại.

Chương trình tập huấn giúp các học viên thuộc nhóm chủ rừng, lãnh đạo UBND các xã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của trồng rừng thâm canh gỗ lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Phó Cục trưởng NAFIQPM: 'Giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao'

Theo dự báo, giá lợn hơi sẽ duy trì ở mức cao, tuy nhiên khó có khả năng tăng đột biến nếu công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Lào Cai cấp 11.000 cây giống giúp người dân Bảo Yên tạo sinh kế

11.000 cây chuối tiêu hồng đã được trao cho nông dân 2 xã Yên Sơn và xã Điện Quan của huyện Bảo Yên, Lào Cai giúp người dân tạo sinh kế.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Bình luận mới nhất