| Hotline: 0983.970.780

Chuyến thị sát của Chủ tịch UBND tỉnh và 'giá sinh mạng' phu vàng

Thứ Sáu 26/08/2016 , 08:27 (GMT+7)

Đến thời điểm hiện tại, Lào Cai vẫn kiên định với con số 7 người thiệt mạng trong trận lũ quét ở bãi vàng Mà Sa Phìn (xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn), kể cả khi Chủ tịch tỉnh Đặng Xuân Phong trực tiếp vào khu vực xảy ra thảm họa và số nạn nhân báo chí phát hiện ngày một nhiều hơn.

"Quan trọng nhất là tính mạng con người"

Sáng 25/8, chuyến thực địa của ông Đặng Xuân Phong và đoàn công tác gồm lãnh đạo đầu ngành của các đơn vị trực thuộc bắt đầu lúc 6h sáng và kết thúc khoảng 16h30 cùng ngày.

20-01-37_nh-lo-ci3
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai thị sát Mà Sa Phìn
 

Tại trụ sở UBND xã Nậm Xây, ông Phong đã chủ trì một cuộc họp nhanh nhằm thông tin tới báo chí kết quả cuộc thị sát. Tại buổi họp này, Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn Đỗ Văn Duy vẫn tiếp tục khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại, số nạn nhân thiệt mạng trong vụ sạt lở đất lịch sử ở bãi vàng Mà Sa Phìn là 7 người. Tuy nhiên, ông Duy có nói thêm rằng, đây mới chỉ là những trường hợp đã xác định được danh tính, tên tuổi cụ thể. Còn con số thực tế là bao nhiêu, huyện vẫn đang tiếp tục xác minh chứ chưa dừng lại.

Giải thích về lý do chậm trễ thông tin về số lượng người chết trong trận lũ quét, ông Duy nói, xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, đường đi lối lại vô cùng khó khăn, trong khi điện và sóng điện thoại không có, nên công tác cập nhật không thể nhanh được. Bên cạnh đó, ông cũng thanh minh, do những người chết không thuộc địa bàn huyện nên công tác xác minh lại càng khó khăn hơn.

Còn Chủ tịch UBND xã Nậm Xây Hoàng Văn Phủ khi được yêu cầu báo cáo đã nói thế này: "Tôi sống 50 năm rồi chưa thấy cơn bão lũ nào lớn đến thế. Phải nói là lịch sử đấy. Tôi khẳng định không có sập hầm vàng, không có nổ mìn, không có người Trung Quốc tử nạn. Đây là vụ sạt lở đất rồi cuốn phăng các lán trại đi".

Phát biểu sau gần một ngày kiểm tra thực tế tại Mà Sa Phìn, ông Đặng Xuân Phong nói rằng, sẽ thành lập tổ công tác kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của Cty CP Vàng Nhẫn, để từ đó đánh gia cụ thể về các vấn đề liên quan.

Ông Phong cũng yêu cầu, phía Cty có báo cáo chính thức với tỉnh, huyện Văn Bàn cũng phải có báo cáo thường xuyên về việc tìm kiếm gửi UBND tỉnh vào lúc 16h hàng ngày. Người đứng đầu UBND tỉnh Lào Cai đề nghị các lực lượng công an, quân đội và các địa phương tăng cường công tác tìm kiếm cứu nạn.

"Nếu có phát sinh gì thì cứ điện thoại trực tiếp cho tôi, ngày đêm, lúc nào cũng được. Chúng ta phải làm hết trách nhiệm với lương tâm đạo đức, không né tránh. Có đến đâu báo cáo đến đấy, quan trọng nhất là tính mạng của con người", ông Phong nói.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, đến thời điểm hiện tại, bao nhiêu phu vàng còn vùi xác ở thủ vàng vào loại lớn nhất tỉnh Lào Cai này, một câu hỏi đau đớn từ lúc xảy ra thảm họa đêm 19/8 đến tận bây giờ, tức là sau gần một tuần vẫn chưa ai có thể trả lời. 

 

Giá sinh mạng phu vàng?

Trên con đường độc đạo chúng tôi xuống núi rời bãi vàng Mà Sa Phìn, từng tốp dân địa phương lầm lụi kéo nhau lên núi. Họ nói rằng, có người thuê dân bản lên đào xác phu vàng. Tìm được một xác sẽ được trả công 5 triệu đồng.

20-01-37_nh-lo-ci2

20-01-37_nh-lo-ci-1
Những phu vàng rất trẻ tháo chạy khỏi Mà Sa Phìn
 

Bên sườn núi, những khu lán trại vốn là chỗ sinh hoạt của phu vàng, bây giờ là chỗ trú tạm thời của thân nhân kẻ xấu số. Sự tuyệt vọng phơi hết qua từng ánh mắt, từng tiếng thở dài. Chưa kể, một số gia đình ở các địa phương theo dõi qua báo chí đã tìm các liên hệ tới các tòa soạn thông báo thân nhân của họ cũng thiệt mạng trong trận lũ quét ở bãi vàng Mà Sa Phìn nhưng không thấy trong danh sách công bố của tỉnh Lào Cai...

Sau sự cố đêm 19/8, các chủ bưởng trốn biệt tăm biệt tích. Tuy nhiên, trước khi UBND tỉnh Lào Cai công bố danh sách 5 phu vàng ở xã Cam Cọn gặp nạn trong trận lũ quét đêm 19/8, người nhà nạn nhân cho biết, có một nhóm người đến từng gia đình tự xưng là chủ nơi các nạn nhân làm phu vàng đề nghị bồi thường mỗi gia đình nạn nhân 100 triệu đồng để sự việc được êm xuôi. Cả 5 gia đình đều không đồng ý, số tiền được nâng lên thành 130 triệu đồng, thậm chí như trường hợp gia đình ông Nhung nghe kể lại còn có cả sự tham gia của đại diện UBND xã Cam Cọn. Trước đó, cả 5 gia đình đều được nhóm người này hỗ trợ 20 triệu một nhà để lo hậu sự cho các nạn nhân tử vong.

Ngày 25/8, ông Phạm Bình Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn, cho biết, tại thời điểm xảy ra sạt lở có khoảng 200 công nhân của Cty Cổ phần Vàng Nhẫn làm việc tại đây.

Trả lời câu hỏi của PV về việc hiện tại còn bao nhiêu người mất tích sau vụ sạt lở lán trại đêm 19/8, vị Phó Chủ tịch huyện cho hay: "Chúng tôi mới xác định được thêm 5 nạn nhân tử vong ở xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Tổng số người chết là 7. Còn số người mất tích chúng tôi vẫn đang trong quá trình xác minh".

Xin được lược trích một phần câu chuyện với một toán thanh niên gồm Hoàng Văn Ngài, Thào Văn Sùng (quê ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) và Hoàng Văn Dương (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn) mà chúng tôi bắt gặp ở khu vực Hang Đói, cách thủ phủ vàng chừng 5km đường rừng.

PV: Các em từ bãi vàng Mà Sa Phìn ra phải không?

Phải. Bọn em phải trốn ra vì bà Hằng Dương bắt ở lại, không cho ai về cả. Các anh có gì ăn không cho bọn em xin với, hai ngày hôm nay bọn em không có miếng gì ăn rồi.

PV: Các em sinh năm bao nhiêu?

Cả nhóm chúng em đều 18 tuổi.

PV: Mỗi tháng họ trả các em bao nhiêu tiền?

Mỗi người được 4,5 triệu. Nhưng mấy hôm nay mưa lũ, sạt lở, trôi lán, bọn em không lấy tiền nữa. Trốn về quê thôi.

PV: Thế có quay lại bãi vàng nữa không?

Không. Bọn em xin lạy. Có chết cũng không quay lại chỗ đó nữa đâu.

Trước đó, cũng trên đường vào, chúng tôi bắt gặp một nhóm khoảng 7 thanh niên vừa băng rừng đến con suối đầu xã Nậm Xây, tất cả đều ướt sũng, sợ hãi. Hỏi gì cũng trả lời không biết. Và cũng gần như ngay lập tức, một chiếc ô tô màu trắng lao đến, một người đàn ông và một người phụ nữ ép tất cả lên xe rồi phóng đi.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm