| Hotline: 0983.970.780

Chuyện xây dựng nông thôn mới kiểu riêng ở Ứng Hòa

Thứ Hai 19/09/2022 , 19:17 (GMT+7)

Ứng Hòa không quá xa trung tâm Hà Nội nhưng lại là một huyện kinh tế từng rất kém phát triển khi phụ thuộc quá nhiều vào nông nghiệp mà công nghiệp, dịch vụ yếu

Nền tảng kinh tế bất lợi ấy khiến cho Ứng Hòa phải “liệu cơm gắp mắm” trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Và thực tế về “khu cháy” hôm nay đã thấy nhiều thay đổi ở những xã vùng chiêm trũng nhất như Đại Cường, Trầm Lộng, Đông Lỗ…Những con đường ổ gà, ổ trâu giờ đây đã thay bằng những con đường phẳng phiu, sạch đẹp. Những ao hồ bờ bao xói lở, cỏ dại mọc đầy trở thành nơi tập kết rác thải xưa đã được nạo vét, kè, lắp lan can, trồng cây xanh, đèn chiếu sáng tạo thành nơi đi dạo.

Những nhà văn hóa lụp xụp mái ngói võng xuống thủa nào thay bằng nhà mái bằng khang trang với các tiện nghi đầy đủ, bên ngoài có sân chơi rộng rãi để các dụng cụ cho nhân dân đến vui chơi, giải trí. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong kinh tế của huyện nhưng đã nâng cao hiệu quả trên diện tích canh tác bằng công nghệ 4.0 hay áp dụng VietGAP, hữu cơ.

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Ứng Hòa. Ảnh: NNVN.

Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Ứng Hòa. Ảnh: NNVN.

Không chỉ trông chờ vào nguồn lực của Nhà nước, nhiều xã đã huy động được nguồn lực xã hội hóa rất lớn từ trong dân, do con em thành đạt hay doanh nghiệp trên địa bàn đóg góp. Ví dụ tiêu biểu như gia đình ông Nguyễn Vạn Xuân ở xã Đại Hùng ủng hộ gần 200 triệu để làm đường giao thông, gia đình ông Đào Đức Chính ở xã Đông Lỗ ủng hộ gần 500 triệu làm sân bóng, cổng chào...Và toàn dân đã ủng hộ hơn 80.000m2 đất nông nghiệp để mở đường, không ít nhà đã hiến cả đất thổ cư khi được chính quyền kêu gọi. Để đưa các làng nghề, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra xa khu dân cư, cải tiến lại công nghệ sao cho thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người lao động và cộng đồng huyện đang xúc tiến thành lập cụm công nghiệp Cầu Bầu và cụm công nghiệp Xà Cầu.

Có thể nói, từ khi triển khai chương trình nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của huyện Ứng Hòa đã được đổi thay rõ rệt, đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Nếu như năm 2010, thu nhập bình quân của dân Ứng Hòa chỉ đạt 12,3 triệu đồng/người/năm thì đến nay đã là 54,6 triệu đồng/người/năm.

Học sinh mẫu giáo được chăm lo từng bữa ăn, hớp nước. Ảnh: NNVN.

Học sinh mẫu giáo được chăm lo từng bữa ăn, hớp nước. Ảnh: NNVN.

Để phong trào xây dựng nông thôn mới được duy trì bền vững và ngày một nâng cao chất lượng các tiêu chí, huyện đã triển khai kế hoạch tổ chức cuộc thi đua trong toàn dân. Nội dung chính của nó sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp nhưng vẫn tăng về giá trị trên diện tích canh tác. Hơn bao giờ hết, Ứng Hòa ý thức vai trò của một môi trường xanh sạch đẹp, biến nó trở thành ý thức, hành động được duy trì thường xuyên, đưa vào các hương ước ở các làng xóm.

Trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn năm 2021 - 2025 Ứng Hòa đặt mục tiêu có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, có từ 10 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trở lên trong đó những gia đình có vườn mẫu vừa đáp ứng về mặt môi trường xanh, sạch đẹp lại vừa thu được hiệu quả kinh tế nhờ bán được những nông sản làm ra. Hình thành được những tuyến đường phụ nữ tự quản, tuyến đường nở hoa…

Di tích văn hóa được bảo tồn. Ảnh: NNVN.

Di tích văn hóa được bảo tồn. Ảnh: NNVN.

Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng bằng cả nguồn vốn của Nhà nước và xã hội hóa, huy động cộng đồng tham gia ở mọi việc. Tuyên truyền để người dân ai ai cũng thấy vai trò và quyền lợi, nghĩa vụ của mình với nông thôn mới, tham gia hiến công, hiến đất, hiến của và cùng nhau duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những công trình công cộng không để xuống cấp, giảm chức năng.

* Trang thông tin có sự phối hợp Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm