Động thái trên bắt nguồn từ việc Ủy ban thường trực của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) hồi tháng 10 năm ngoái đã phát hiện Nhật Bản vi phạm điều khoản hiệp ước này và yêu cầu chấn chỉnh hoặc đối mặt với các lệnh trừng phạt thương mại.
Cá voi lưng gù đã được đưa vào Sách đỏ các giống loài nguy cấp |
Trước đó, một tổ chức giám sát và thực thi công ước CITES đã bác bỏ tuyên bố của Nhật Bản rằng, hoạt động đánh bắt và giết mổ khoảng 1.500 con cá voi tấm sừng hàm (thuộc họ cá voi lưng gù) từ năm 2002 trên biển Bắc Thái Bình Dương chỉ phục vụ mục đích khoa học.
Do đó, nhà chức trách xác định hành động này cấu thành tội trong thương mại quốc tế đối với giống loài được được bảo vệ và vi phạm công ước CITES.
Một thành viên của phái đoàn Nhật Bản đang tham gia hội nghị toàn cầu, bao gồm 183 quốc gia thành viên của công ước CITES đang diễn ra tại Geneva (Thụy Sỹ) đề nghị cần xem xét lại vấn đề.
Tuy nhiên, nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu, Israel, Nigeria, Peru và Mỹ đã lên tiếng không đồng ý với đề xuất của Nhật Bản. Các nước này đã bày tỏ sự phẫn nộ về việc Nhật Bản tiếp tục bán nguồn thịt và mô mỡ từ những con cá voi đã bị đánh bắt và nhập khẩu bất hợp pháp trong suốt 16 năm qua.
Theo các nhà bảo tồn, khoảng 1.500 tấn thịt của 131 con cá voi tấm sừng hàm bị giết năm 2018 đã được thương mại hóa ở Nhật Bản và thịt cá voi vẫn được bày bán tràn lan trong các cửa hàng và nhà hàng ở nước này.
Đại diện Liên minh châu Âu đã chỉ ra hành động của Nhật Bản là vi phạm Điều 8 của công ước CITES, đồng thời yêu cầu tịch thu tang vật.
Nhiều tổ chức bảo vệ phúc lợi động vật ở Nhật cũng phản đối việc đnáh bắt cá voi |
Phía Nhật Bản một mặt nhấn mạnh rằng, họ đã ngay lập tức tuân theo phán quyết của ủy ban, nhưng cũng ngập ngừng và chùn bước trước ý tưởng bị áp dụng luật hồi tố.
Ông Juan Carlos Vasquez, phụ trách các vấn đề pháp lý của công ước CITES, cho biết vấn đề này rất phức tạp và có thể sẽ gây ra một cuộc tranh luận kéo dài, đồng thời không nên đánh đồng vấn đề này với buôn lậu ngà voi.
Mặc dù hiện Nhật Bản vẫn bị ràng buộc bởi các lệnh cấm đánh bắt, buôn bán động vật hoang dã quốc tế của CITES. Tuy nhiên nước này đã rút khỏi Ủy ban Cá voi quốc tế, cho phép họ tiếp tục đánh bắt cá voi thương mại trong vùng lãnh hải của mình, với việc tự phân bổ một hạn ngạch săn bắt 227 con cá voi các loại trong năm nay, bao gồm 25 con cá voi tấm sừng hàm. |