| Hotline: 0983.970.780

Cô Ba Ngân, một đời noi gương Bác

Thứ Năm 13/05/2010 , 10:25 (GMT+7)

Cụ bà Nguyễn Thị Thê Ngân ở thôn Phụng Sơn, xã Phước Sơn (Tuy Phước, Bình Định) năm nay đã 93 tuổi. Cụ là tấm gương sáng trọn một đời sống theo gương Bác Hồ mà người dân ở địa phương rất mến phục.

Cụ bà Nguyễn Thị Thê Ngân ở thôn Phụng Sơn, xã Phước Sơn (Tuy Phước, Bình Định) năm nay đã 93 tuổi. Cụ là tấm gương sáng trọn một đời sống theo gương Bác Hồ mà người dân ở địa phương rất mến phục. 

Thời niên thiếu, cô Ba là một tiểu thư khuê các. Ông nội là quan trong vương triều nhà Nguyễn, còn cha làm chức Lý trưởng. Năm 1935, khi cô  vừa tròn 17 tuổi thì gia đình gặp biến cố, người cha vì buồn bã mà mất sớm, mẹ cô thì vì khóc riết mà đôi mắt mù lòa. Cô Ba Ngân đành dắt 2 em gái lên Tây Nguyên kiếm kế sinh nhai bằng nghề làm phu cho các đồn điền chè của các ông chủ người Tây. Sau 10 năm cam chịu trong tủi nhục, 3 chị em định trốn về quê nhưng không thể qua lọt những đồn bót kiểm soát của người Pháp. Trong bối cảnh ấy, cô Ba nghe có một tổ chức Việt Minh do nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo đã làm chủ được 4 tỉnh phía Bắc. Đến năm 1945, ba chị em thoát được về quê, đúng lúc ấy ở thôn Phụng Sơn (xã Phước Sơn, Tuy Phước) đang dấy lên phong trào đấu tranh giành chính quyền.

Cô Ba Ngân kể: Kháng Pháp thành công, tôi không tập kết ra Bắc như các anh em trong gia đình mà được tổ chức phân công ở lại đảm trách nhiệm các vụ: Phó bí thư Đảng đoàn phụ nữ, Uỷ viên phu vận Liên khu và được cơ cấu vào BCH Tỉnh ủy. Năm 1956 tôi bị bọn mật vụ địch phát hiện. Suốt 7 năm ở hết nhà lao Quy Nhơn đến nhà lao Thừa phủ Huế, tôi bị địch tra tấn dã man, phải nằm liệt suốt trong xà lim. Đến năm 1962, tôi được Tỉnh ủy đưa ra khỏi nhà lao, rồi về luôn chiến khu để chữa bệnh. Đến năm 1964, tôi được Thường vụ Khu ủy khu V chọn vào đoàn Đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam gồm 11 người, tham dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược bảo vệ hòa bình ở thủ đô Hà Nội. 

Khi kể lại những lần được gặp Bác Hồ, đôi mắt cô Ba Ngân sáng lên những tia ấm áp.  

Ảnh cô ba Ngân chụp chung với Bác Hồ (người đứng bên trái Bác)

“Trong thời gian công tác bí mật tôi đã từng được nghe kể nhiều điều tốt đẹp về Bác Hồ. Thế nhưng trong thời gian ở trong tù, tôi nhận ra hầu hết binh lính ngụy đều một lòng tôn trọng Bác, tên lính nào xấc láo nhất cũng chỉ dám gọi là “ông Hồ”. Điều này càng chứng minh với tôi về đức độ tuyệt vời của Bác. Lần gặp Bác đầu tiên vào sáng ngày 24/11/1964, Bác hỏi tôi: “Cháu ở trong đó ra đem gì cho Bác?”. Ngày tôi lên đường ra Bắc cũng là lúc Đại hội phụ nữ giải phóng khu V vừa tổ chức xong, chị em về tham dự ai cũng gửi tôi mang ra cho Bác những tình cảm yêu quý nhất. Tôi trả lời với Bác như vậy và nói thêm: “Suốt 7 năm trong tù chưa bao giờ con thấy tên địch nào dám nói lời xúc phạm đến Bác”. Bác cười, vỗ vai tôi rồi nói: Địch không sợ Bác đâu, địch chỉ sợ các cô, các chú, sợ nhân dân miền Nam thôi.

Trong thời gian hội nghị tiến hành, một hôm đang ăn cơm tối tại Bắc Bộ phủ thì Bác đến. Trông thấy Bác, ai cũng buông đũa đứng dậy chào thì Bác khỏa tay nói: “Các cô, các chú cứ ăn tự nhiên đi, ăn cho no có sức khỏe về đánh Mỹ”. Khi hội nghị kết thúc, tôi lại được vinh dự được Bác gọi đến ăn cơm tối tại nhà Bác cùng một số anh em khác. Khi đến, chúng tôi đã thấy Bác và sự hiện diện của các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp…

Bác nói: “Hôm nay bác mời cơm các cô, các chú chứ không phải tiệc nên không có rượu”. Tôi còn nhớ bữa cơm hôm ấy có rất nhiều món: cá chiên, thịt gà luộc bóp lá chanh, canh giò heo nấu với măng, thịt heo luộc, dưa kiệu và rau sống. Bác lại nói: “Thịt gà, dưa kiệu, rau sống là do Bác “sản xuất”, còn thịt heo là của Bác và các chú bảo vệ nuôi chung, chỉ có cơm là Bác chưa làm ra được”.

Sau đó tôi lại được Bác gọi đến Phủ Chủ tịch cho xem phim. Cũng trong đếm ấy Bác đến gặp chia tay từng người khi hội nghị kết thúc. Mỗi lần được gặp Bác, được nghe Bác nói vài lời giản dị nhưng với tôi đó là những bài học vô giá mà tôi ứng dụng cả cuộc đời mình mà thấy vẫn…chưa tới đâu. Sau khi hội nghị kết thúc, tôi được TƯ cho đi Trung Quốc rồi Liên Xô để tiếp tục chữa bệnh. Đến năm 1969, nghe Bác bị bệnh nặng, tôi xin về nước và kịp đưa tang Bác về nơi an nghỉ cuối cùng. 

Hai chị em cô ba Ngân (bìa phải) với bữa cơm đạm bạc

Cô Ba Ngân chỉ kể chuyện đời mình và những kỷ niệm về những lần được gặp Bác Hồ chứ không hề nói gì về những cống hiến của mình cho quê hương. Chúng tôi đành quay lại UBND xã Phước Sơn gặp ông Nguyễn Ngọc Tiến, Chủ tịch UBND xã. Ông Tiến cho biết thêm: “Sau ngày giải phóng, cô Ba Ngân xin TƯ cho về quê phục vụ công tác nhưng không được chấp thuận vì sức khỏe cô ba còn quá yếu. Vì quá muốn được tham gia xây dựng quê hương cô Ba đã lặng lẽ về quê không chuyển cả chế độ. Suốt 8 năm “gạo chợ nước sông” đi làm chuyện xã hội, sau đó cô Ba mới được TƯ chuyển chế độ về địa phương. Về đến quê là cô Ba bắt tay ngay vào việc chống hạn, động viên bà con cấy lúa vì trong chuyến tranh ruộng đồng bỏ hoang hết.

Sau đó cô Ba lại ngược xuôi vận động bà con trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Rồi đến vận động xây dựng HTXNN, HTX mua bán, HT X tín dụng…Phong trào nào cô Ba cũng đi đầu. Ví như xây dựng HTX tín dụng thì cô Ba là người đầu tiên góp vốn. Tiếp theo đó là phong trào xây dựng xã văn hóa. Nhờ công cô Ba Ngân mà Phước Sơn là xã điển hình của tỉnh đi báo cáo TƯ vào năm 1980. Khi đã chạm tuổi 90 rồi mà cô Ba vẫn không ngơi nghỉ, vẫn tích cực tham gia phong trào vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm