| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa sản xuất lúa lai F1 giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Thứ Hai 07/10/2019 , 10:05 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Nam Định, Cty TNHH Cường Tân vừa tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Phát triển sản xuất hạt giống lúa F1 kết hợp với hình thức tổ chức sản xuất mới giai đoạn 2017 - 2019”.

19-20-24_nh_1
Các đại biểu tham quan mô hình SX lúa lai F1 tại xã Trực Hùng (huyện Trực Ninh).

Đại diện Cty TNHH Cường Tân cho biết, sau 3 năm triển khai dự án, tổng diện tích SX lúa lai F1 đạt 950ha với 248 hộ tham gia…Trong đó, vụ xuân thực hiện SX được 450ha với các tổ hợp lúa lại 2, 3 dòng như CT16, Nhị ưu 838, TH3-3 với năng suất trung bình từ 26 - 28 tạ/ha.

Đặc biệt, điểm SX tại Đắk Lắk vụ xuân 2019 năng suất đạt 41 tạ/ha tổ hợp Nhị ưu 838. Vụ mùa, Cty triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch SX đạt 500ha lúa 2, 3 dòng các tổ hợp TC3-3, TH3-7, LC270, CT16. Năng suất trung bình vụ mùa 2017, 2018 đạt 28 - 30 tạ/ha và vụ mùa 2019 ước đạt 30 tạ/ha.

Riêng năm 2019, đơn vị tổ chức SX hạt giống lúa lai F1 với tổng diện tích trên 350ha. Trong đó, vụ xuân 230ha (SX hạt lai F1 tổ hợp CT16, Nhị ưu 838, TH3-3 với 118 hộ tham gia), vụ mùa 120ha (SX hạt lai F1 tổ hợp lai 2 dòng TH3-3, LC 270 với 88 hộ tham gia).

Ông Đoàn Văn Sáu, Giám đốc Cty TNHH Cường Tân cho biết, dự án hỗ trợ 100% giống bố mẹ nguyên chủng cả 2 vụ, 30% các loại vật tư phân bón, thuốc BVTV, hóa chất thiết yếu và hỗ trợ đào tạo tập huấn kỹ thuật, kỹ năng SX giống cho người nông dân trực tiếp tham gia mô hình.

Về đầu ra, Cty sẽ đứng ra thu mua 100% trực tiếp từ các hộ nông dân. Về giá cả thì căn cứ theo giá quy đổi từ đầu vụ thông qua hợp đồng đã ký.

19-20-24_nh_2
Dự kiến, vụ mùa 2019 năng suất lúa lai F1 ước đạt 28 - 30 tạ/ha.

“Quá trình triển khai dự án, người nông dân trong vùng SX giống nắm bắt được quy trình kỹ thuật, công nghệ SX hạt giống lúa lai. Sản phẩm thu được từ việc SX giống đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân từ 30 - 40% so với trồng lúa thường”, ông Sáu khẳng định.

Cũng theo ông Sáu, dự án “Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1 kết hợp với hình thức tổ chức sản xuất mới” góp phần tạo ra một lượng hạt giống lúa lai F1 đảm bảo chất lượng với giá thành cạnh tranh. Làm tăng tỷ lệ hạt giống lúa lai SX trong nước, giúp người nông dân chủ động hơn nguồn giống trong SX, giảm giá thành đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, dự án giúp cho người tham gia được tiếp xúc với tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng thu nhập.

Là một trong những hộ tham gia dự án, ông Tống Văn Miên (thị trấn Ninh Cường, huyện Trực Ninh) chia sẻ, gia đình ông tham gia SX lúa lai F1 với tổng diện tích 10ha. Ngay từ đầu vụ, gia đình ông cũng như nhiều hộ khác được phía dự án hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên năng suất đạt hiệu quả cao.

“Đặc biệt, được dự án hỗ trợ giống, thuốc BVTV, máy móc, thiết bị nông nghiệp..., nên phần nào giảm được chi phí đầu vào. Hơn nữa, sau khi thu hoạch lúa xong, người dân không phải lo đầu ra, toàn bộ sản phẩm được Cty thu mua 100% với giá bán theo hợp đồng đã ký”, ông Miên bộc bạch.

Anh Đỗ Đức Thọ (xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh) thổ lộ, tham gia dự án chúng tôi thấy được lợi ích của việc đem tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào đồng ruộng. Mặc dù, thời tiết có diễn biến bất thường nhưng năng suất vụ này của gia đình ông vẫn cao.

19-20-24_nh_3
Toàn cảnh hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Ngọc Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt-BVTV Nam Định đánh giá, dự án đã đạt kết quả rất tốt, năng suất lúa cao. Qua 3 năm triển khai, dự án đã góp phần giảm chi phí, tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Vụ mùa 2019, mặc dù chưa thu hoạch nhưng qua tham quan, chúng ta đều nhìn thấy cánh đồng SX lúa lai F1 rất đẹp, cây cao, bông dầy hạt. Hứa hẹn một vụ mùa thắng lợi.

Ông Lê Hữu Khang, chuyên viên cao cấp (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ NN0PTNT) đánh giá cao kết quả mà dự án đã đem lại và biểu dương Cty Cường Tân đã mạnh dạn đầu tư mua máy móc, cơ giới hóa đồng ruộng giúp người dân tham gia SX giảm được chi phí, tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cao...

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.