| Hotline: 0983.970.780

Đưa cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lạc

Thứ Năm 07/11/2019 , 08:15 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Bình Định vừa xây dựng mô hình áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lạc bằng giàn máy tuốt.

Mô hình được xây dựng tại xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) với 1 hộ tham gia. Giàn máy tuốt lạc trị giá gần 100 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 40% kinh phí, nông dân đối ứng 60%.

Qua triển khai thực hiện mô hình cho thấy, giàn máy có thể tuốt 1ha lạc trong vòng 10 giờ đồng hồ; trong khi theo kiểu tuốt truyền thống (đập) phải mất là 320 giờ đồng hồ mới tuốt xong 1ha lạc, giảm công lao động đến 32 lần.

Tuốt lạc theo phương pháp truyền thống vừa có chi phí cao vừa tốn công lao động.

Độ sạch sau khi tuốt bằng máy đạt 85%, tuốt theo truyền thống độ sạch đạt khoảng 65% bởi lẫn các tạp chất như lá lạc khô, rễ. Chi phí tuốt máy cho 1ha chỉ 1,2 triệu đồng, trong khi chi phí tuốt theo truyền thống là 8 triệu đồng/ha.

Từ hiệu quả của mô hình, ngành nông nghiệp Bình Định sẽ đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về hiệu quả của cơ giới hóa thu hoạch lạc; vận động nông dân mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu công lao động.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.