| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ: Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

Chủ Nhật 27/10/2019 , 10:44 (GMT+7)

Cần Thơ đang phát triển mạnh cơ giới hóa trong SX nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho nông dân.

Ngành nông nghiệp Cần Thơ khuyến khích đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào SX.

Hiện tại, toàn TP.Cần Thơ có 179 máy GĐLH, 1.300 lò sấy đáp ứng yêu cầu gặt 98% diện tích lúa. Trên thực tế vào vụ mùa với cơ chế phối hợp liên vùng, khâu cắt đập đã được nông dân thực hiện cơ giới hóa hoàn toàn 100% diện tích. Toàn thành phố cũng đã xây dựng được 106 cánh đồng lớn với tổng diện tích 25.417 ha với hơn 18.000 hộ nông dân tham gia. 

Ông Trương Thanh Phong, canh tác 2,2ha, một năm cho SX 3 vụ lúa ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, cho biết: Bây giờ nông dân trồng lúa đã khỏe hơn trước rất nhiều nhờ phần lớn các khâu trong quá trình SX được cơ giới làm thay cho sức người, nhất là các khâu làm đất, bơm tưới, phun thuốc, rải phân, thu hoạch lúa, thậm chí thu gom rơm cũng bằng máy luôn.

Cơ giới hóa thay sức người, giảm chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, ngoài việc cơ giới hóa cho cây lúa còn áp dụng vào các cánh đồng rau màu và cây ăn trái cũng được triển khai, giúp nông dân khỏe hơn trong khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch. Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai, Phong Điền... đã có hàng trăm héc ta trồng cây ăn trái được nông dân lắp đặt các hệ thống tưới phun tự động.

Anh Trần Văn Hào, ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ  cho biết, gia đình có 4 công mít Thái, đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Ban đầu gia đình đã đầu tư hệ thống tưới phun tự động, nên đem lại hiệu quả rất lớn, tiết kiệm chi phí và khả năng tưới nước cho vườn cây tiện lợi, nhanh chóng và nhẹ công. Vụ mít năm nay cho năng suất khá cao, trái đẹp, ít sâu bệnh nên thương lái rất thích mua, giá cao hơn so với thị trường từ 1.000 -1.500 đồng/kg.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP. Cần Thơ cho biết: Những năm gần đây SX nông nghiệp thường gặp khó do ảnh hưởng của BĐKH. Chính vì vậy SX nông nghiệp phải đổi mới theo hướng công nghệ và áp dụng cơ giới hóa trong SX để giảm giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm.

Cơ giới hóa nâng cao chất lượng nông sản và tăng lợi nhuận cho người SX.

Trong năm 2019, ngành nông nghiệp đã triển khai thí điểm 9 mô hình cơ giới hóa ở 2 huyện trong điểm trồng lúa gạo lớn như Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ. Bình quân mô hình triển khai là 0,5 ha/mô hình, có trên 270 nông dân tham gia. Nông dân bước đầu tham gia ứng dụng tại ruộng nhà trước tiên là giảm mật độ sạ, bón phân cân đối theo nhu cầu của cây lúa nên dịch hại sẽ giảm.

Đặc biệt trong canh tác lúa giảm chi phí SX nhất là chi phí thuốc BVTV và phân bón nhằm tăng lợi nhuận trong quá trình SX của người nông dân trên cùng một đơn vị diện tích SX. Thực hiện thí nghiệm CoriGAP tại xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ với diện tích 8 ha. 4 hộ thực hiện thí nghiệm nhằm so sánh các biện pháp gieo sạ (sạ tay, kéo hàng, máy phun hạt và biện pháp cấy) để chọn ra biện pháp gieo sạ thích hợp nhất cho nông dân trong vùng, các ruộng thí nghiệm đang ở giai đoạn đẻ nhánh đang phối hợp lấy các chỉ tiêu trong thí nghiệm, các ruộng thí nghiệm lúa phát triển tốt.

Ngoài ra ngành nông nghiệp còn tổ chức hội thảo khoa học để giúp liên kết giữa nông dân với DN trong việc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào SX nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Theo bà Hiếu, để nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, ngoài áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Song song đó cần phát triển mạnh cơ giới hóa trong trong SX nông nghiệp đó là vấn đề chính hiện nay phải cần được ưu tiên. Khuyến cáo các địa phương tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô cánh đồng lớn, tạo vùng nguyên liệu SX hàng hóa tập trung. Tăng cường đầu tư phát triển cơ giới nhằm tăng hiệu suất lao động và áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật giảm chi phí SX.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.