| Hotline: 0983.970.780

Có hiện tượng chặt rừng ở Y Tý để xâm lấn đất

Thứ Sáu 02/04/2021 , 13:30 (GMT+7)

Khi Y Tý được quy hoạch thành đô thị du lịch, việc người dân chặt hạ cây rừng không đơn thuần là để lấy gỗ, lấy củi mà còn để xâm lấn đất.

Một số cây tống quá sủ bị chặt, mùn cưa còn tươi. Ảnh: H.Đ

Một số cây tống quá sủ bị chặt, mùn cưa còn tươi. Ảnh: H.Đ

Phá rừng phòng hộ

Nhiều cây lâu năm tại rừng phòng hộ thuộc địa bàn xã Y Tý, xã Dền Sáng (huyện Bát Xát, Lào Cai) thời gian gần đây bị chặt hạ không thương tiếc. Hàng chục cây chỉ còn trơ gốc. Một số cây dấu vết mới bị chặt, gỗ còn tươi rói.

Tại khu vực rừng phòng hộ thuộc thôn Phìn Hồ (xã Y Tý), khoảng 16 cây Tống Quá Sủ bị ken, để lại phần gốc khoảng 1m. Tại tiểu khu 58, khoảnh 3 lô 19 cũng thuộc thôn này, ước tính có gần 500m2 rừng sản xuất bị chặt phá trong đó có 27 cây Tống Quá Sủ. 

Các cây gỗ bị chặt hạ có đường kính 15-23cm, số ít vài ba cây bị mục ruỗng phần lõi có đường kính 45-60cm.

Sau khi phát hiện hàng chục cây  bị chặt hạ, các xã đã lập biên bản ghi nhận hiện trạng và hầu hết những cây này bị chặt trong năm 2020.

Tương tự, tại tiểu khu 67, khoảnh 1 lô 1 thuộc thôn Ngải Trồ (xã Dền Sáng), ghi nhận cũng có hiện tượng chặt cây tống quá sủ. Số diện tích rừng bị chặt phá khoảng 1.100m2, đều là rừng phòng hộ do UBND xã Dền Sáng quản lý.

Tại đây, có 82 cây đã bị chặt phá, chỉ còn gốc trong đó 20 cây bị chặt mới. Số còn lại bị chặt từ rải rác cuối năm vừa qua.

Trước sự việc trên, hạt kiểm lâm cũng đã báo cáo lên UBND huyện Bát Xát và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai đồng thời thành lập tổ công tác, tăng cường kiểm tra giám sát những khu vực như đã nêu để ngăn chặn tình phá rừng trái phép.

Lực lượng kiểm lâm kiểm đếm cây rừng bị chặt hạ. Ảnh: H.Đ

Lực lượng kiểm lâm kiểm đếm cây rừng bị chặt hạ. Ảnh: H.Đ

Lợi dụng chặt rừng để xâm lấn đất

Cây Tống Quá Sủ phát triển tốt nhất ở những khu vực có lượng mưa trung bình hằng năm trên 800 mm và độ ẩm tương đối không khí trên 70%. Cây ưa thích đất ẩm vì vậy khí hậu ở Y Tý rất phù hợp.

Cây có vỏ dày, chứa nhiều nước, có khả năng chống chịu lửa nên có thể tạo ra vành đai cản lửa. Mặc dù vậy, tống quá sủ không có giá trị về mặt kinh tế. Tuy nhiên, vì lý do gì hàng loạt tống quá sủ bị chặt, bị ken thân, gốc?

Ông Bùi Quốc Tuý – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Bát Xát cho biết, thời điểm kiểm tra chưa xác định được người chặt hạ, tuy nhiên sự việc đang được điều tra để xử lý. Về nguyên nhân người dân chặt là do thiếu đất sản xuất khi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến họ không thể đi lao động tại Trung Quốc.

Một số người dân không có việc làm, thu nhập nên đã phát, phá để trồng hoa màu. Ngoài ra, gần đây việc quy hoạch Y Tý thành đô thị nên một bộ phận người dân có suy nghĩ xâm lấn chiếm đất để bán…

“Diện tích rừng ở thôn Ngải Trồ (xã Dền Sáng), thôn Phìn Hồ (xã Y Tý), nhiều hiện đang được giao cho UBND xã quản lý do 2 thôn trên không được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng nên không thể giao khoán cho hộ dân. Trong khi, khu vực rừng này có rất nhiều đường ra vào… nên công tác bảo vệ gặp rất nhiều khó khăn…”, ông Tuý nói.

Liên quan vấn đề trên, ông Hà Ngọc Linh – Phó Chủ tịch UBND xã Y Tý cho biết, Từ cuối năm 2020, có thông tin người dân chặt phá rừng, đốt nương làm rãy. 

Trước thực trạng trên, xã đã tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền vận động người dân bảo vệ rừng và phối hợp lực lượng kiểm lâm xử phạt một số vụ để răn đe giáo dục.

“Việc xử phạt theo hương ước của thôn còn nhiều hơn theo quy định, vì mức phạt theo thẩm quyền xã chỉ tối đa khoảng 3 triệu đồng.

Theo hương ước của thôn, những người xâm hại rừng bị phạt 36kg thịt trâu, 20 lít rượu, 20kg gạo và tổ chức tuyên truyền ngay tại buổi họp thôn cho bà con nhân dân nắm được", ông Linh nói.

Hai trường hợp mới bị xử phạt hôm 12/3 là ông Sùng A Giấy (A), Sùng A Giấy (B). Hai ông này đốt nương không may để lửa cháy không khống chế được khiến dân trong thôn phải ra dập lửa.

Tuy nhiên, theo ông Linh, Y Tý điều kiện thời tiết rét mướt, người dân ý thức kém đã vào rừng chặt củi để sưởi. Và khi dân thấy cây Tống Quá Sủ nào già cỗi là chặt đem về để khô để dùng nên khó khăn công tác quản lý.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.