| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực chăn nuôi

Thứ Ba 29/11/2022 , 06:32 (GMT+7)

TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) đánh giá cao tiềm năng hợp tác với Đan Mạch, nhất là lĩnh vực chăn nuôi.

Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn công tác Bộ NN-PTNT sang Đan Mạch vừa qua, TS.  Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch  VFAEA  đã có những buổi làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội phía bạn, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai.

z3918682085248_850ccb5857df6207ac0b283eff808b24

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cùng TS. Hạ Thúy Hạnh (thứ 2 từ phải qua) và ông Lê Văn Hải (bên phải) - Tổng Giám đốc Công ty Dinh dưỡng và Chăn nuôi Hải Thịnh trong buổi làm việc tại trụ sở Hội đồng Nông nghiệp Đan Mạch.

Theo TS. Hạ Thúy Hạnh, hiện nay hiệp hội có khoảng hơn 180 thành viên, trong đó khoảng gần 40% sở hữu các trang trại tại Việt Nam và trong chuyên công tác này Hiệp hội đã làm việc với Hội đồng Nông nghiệp Đan Mạch cũng như nhiều công ty nông nghiệp để thảo luận khả năng hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi.

“Hiệp hội đã làm việc với các doanh nghiệp của Đan Mạch để xúc tiến thương mại trong lĩnh vực chăn nuôi, cụ thể là các vật tư đầu vào. Chúng tôi đã đến thăm Công ty DanBred, chuyên về sản xuất con giống lợn cụ kỵ. Đây là doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất giống rất tốt, có năng suất cao”, TS. Hạnh cho biết. 

Bên cạnh việc cung cấp con giống, bà Hạ Thúy Hạnh cũng mong muốn được chia sẻ các gói hướng dẫn kỹ thuật, khẩu phần thức ăn để giảm được FCR và cách để có thể tăng trọng số con/nái/năm, hiện nay chỉ số này của Đan Mạch là từ 38-40, trong khi Việt Nam chỉ đạt được 26-28 con/ nái/ năm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và ông Lê Văn Hải (bên phải) - Tổng Giám đốc Công ty Dinh dưỡng và Chăn nuôi Hải Thịnh trong buổi thăm và làm việc tại Công ty DanBred.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và ông Lê Văn Hải (bên phải) - Tổng Giám đốc Công ty Dinh dưỡng và Chăn nuôi Hải Thịnh trong buổi thăm và làm việc tại Công ty DanBred.

Để hoàn thành chuỗi sản xuất từ thịt lợn, trong chương trình làm việc của Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đã đến thăm Công ty Aco Funki, chuyên về thiết bị chuồng trại và công nghệ thông tin trong quản lý đàn.

Ngoài hợp tác trực tiếp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cũng hy vọng có thể phối hợp với Hội đồng Nông nghiệp Đan Mạch tổ chức các hội thảo, có thể là hội thảo online để chia sẻ, đào tạo các vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là trong công tác chọn giống lợn và chăn nuôi lợn, đảm bảo năng suất và phúc lợi động vật.

Cũng trong chuyến công tác này, đại diện Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đã đến thăm một cơ sở giết mổ được đánh giá là có quy mô rất phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam với công suất 300 con/ngày.

Empty

TS Hạ Thúy Hạnh mong muốn được hợp tác với Đan Mạch để xây dựng, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về hữu cơ. 

Đây là mô hình hoạt động rất hiệu quả và khép kín với đầu ra là các sản phẩm xúc xích công ty DANSKE POLSER, cung cấp cho toàn bộ các hệ thống siêu thị của Đan Mạch và xuất khẩu đi nước ngoài.

Nếu có thể hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam thì quy trình này có thể đưa nguồn thịt lợn Việt Nam thành sản phẩm xúc xích mang hương vị Đan Mạch cho thị trường trong nước.

Một vấn đề quan trọng nữa mà TS. Hạ Thúy Hạnh đưa ra trong khi làm việc với các đối tác Đan Mạch đó là Phúc lợi động vật.

“Đây là vấn đề mới với các doanh nghiệp Việt Nam, những đơn vị hướng tới xuất khẩu vào thị trường châu Âu”, bà Hạnh nói.

Theo đó, nếu có thể, phía Đan Mạch có thể hỗ trợ chuyên gia, hướng dẫn cho các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam để có thể đạt được những chứng nhận về phúc lợi động vật, trước mắt là cho 2 nhóm vật nuôi gồm gà mái đẻ và lợn nái theo nhóm.

Ngoài ra, đại diện Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cũng mong muốn được hợp tác với Đan Mạch để xây dựng, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về hữu cơ. Từ đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được những sản phẩm chất lượng, giá trị cao, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi heo.

Empty

Bà Hạ Thúy Hạnh (bên phải) và ông Lê Văn Hải (bên trái) - Tổng Giám đốc Công ty Dinh dưỡng và Chăn nuôi Hải Thịnh thăm một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ngoài.

Tham gia cùng đoàn công tác có Công ty Dinh dưỡng và Chăn nuôi Hải Thịnh, thành viên tham gia Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Công ty Hải Thịnh (trụ sở chính tại Bắc Giang - là địa bàn có tổng đàn gia súc gia cầm lớn), tuy quy mô không quá lớn nhưng đã hoàn chỉnh chuỗi từ chăn nuôi, sản xuất cám, giết mổ, chế biến và sản phẩm đã được chứng nhận OCOP. Chuyến công tác này cũng là cơ hội tốt mở ra hợp tác kỹ thuật và thương mại cho các thành viên Hiệp hội.

Cuối cùng, TS. Hạ Thúy Hạnh - Phó chủ tịch VFAEA, đồng thời là Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan quản lý 2 bên sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, trang trại có thể tiếp cận kỹ thuật, xúc tiến thương mại thuận lợi hơn nữa với các đối tác nước ngoài cũng như thúc đẩy hoạt động hợp tác của Hiệp Hội với Hội đồng nông nghiệp Đan Mạch.

Xem thêm
Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Nông dân Bình Định chật vật với vụ đông xuân

Từ ngày 10/12 đến nay Bình Định không ngớt mưa, đúng lúc nông dân gieo sạ vụ đông xuân 2024 - 2025, nhiều người sạ đến lần thứ 3 vẫn còn nơm nớp lo mất giống…

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.